Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài tập về các phép liên kết văn bản SVIP
Chỉ ra các phép liên kết hình thức có trong đoạn văn sau:
Tết năm nay là sự chuyển biến giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
Hướng dẫn giải:
- Phép nối: "và hơn thế nữa".
- Phép thế: "trong thời khắc như vậy" (thay thế cho "sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ")
- Phép nối + lặp: "những hành trang ấy"
- Phép liên tưởng: "sự chuẩn bị của bản thân con người", "từ cổ chí kim", "vai trò của con người".
Chỉ ra các phép liên kết hình thức có trong đoạn văn sau:
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,... Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hàng ngày là như thế đấy.
Hướng dẫn giải:
Các phép liên kết văn bản chủ yếu được sử dụng là:
- Phép lặp: "cây dừa" ở câu (1) và (2) và câu cuối.
- Phép liên tưởng:
+ Tất cả đều nằm trong trường: công dụng của dừa, để nói về sự gắn bó của dừa đối với con người.
+ Tác giả thuyết minh công dụng của dừa từ: thân, lá, cọng, gốc, cùi, sọ, vỏ dừa. => Tất cả đều nằm trong trường liên tưởng đến cây dừa.
Chỉ ra lỗi liên kết văn bản trong các đoạn trích sau và sửa lại cho hợp lí:
a. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa. Có bạn mặc mãi một kiểu áo không thay đổi gì cả. Thật là thiếu phong cách hiện đại. Nhà trường đang phát động ủng hộ đồng bào bị thiên tai.
b. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buông xuống. Sóng biển cài then, đêm sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng. Bốn bề không còn một tiếng động. Lá cờ nhỏ trên cột buồm bay phần phật trước gió. Những đường chỉ viền óng ánh như sáng rực trong đêm.
c. Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em. Nhưng Thúy Kiều là chị còn Thúy Vân là em. Họ đều là những người con gái có nhan sắc.
Hướng dẫn giải:
a. Đoạn văn mắc lỗi liên kết nội dung, chủ đề.
Câu (1) đang có ý phê phán cách ăn mặc thiếu giản dị lành mạnh.
Câu (2), (3) lại nói về cách ăn mặc thô kệch, không chịu thay đổi
Câu (4) lại nói về phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.
=> Giữa các câu văn không có liên kết về chủ đề với nhau.
b. Đoạn văn mắc lỗi liên kết về chủ đề.
Câu (1) nói về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
Các câu còn lại lại miêu tả khung cảnh thiên nhiên. Giữa các câu không có sự liên kết với nhau.
c. Đoạn văn mắc lỗi liên kết:
- Sử dụng phép liên kết trái nghĩa giữa câu (1) và (2) không hợp lí. Bởi câu (2) đưa ra ý kiến trái chiều ("Nhưng"), còn ở câu (1) không nêu lên nội dung nào hàm ý trái nghĩa cả.
=> Sử dụng sai phép liên kết khiến các câu văn trong đoạn trở nên thiếu logic.
Vì sao các câu trong đoạn văn sau có sự liên kết với nhau?
"- Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch."
(Nguyễn Công Hoan)
Hướng dẫn giải:
Các câu có sự liên kết với nhau bởi phép liên tưởng. Các câu cùng nằm trong trường chỉ "hành động của nhân vật" (hoặc trường "cáu giận")
Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liên kết có trong đoạn văn sau:
Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người.
Hướng dẫn giải:
* Đoạn văn sử dụng:
- Phép lặp từ "gia đình".
- Phép liên tưởng: Gia đình là gì và chức năng của gia đình.
* Tác dụng: Giúp liên kết các nội dung trong văn bản.
Chỉ ra phép liên kết hình thức giữa hai câu sau:
(1) Người ta phải mời đến chuyên gia Xten - mét - tơ. (2) Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại.
Hướng dẫn giải:
Câu (1) và (2) liên kết với nhau bởi phép thế: "Xten - mét - tơ" và "ông".
Chỉ ra phép liên kết hình thức có trong các đoạn văn sau:
a. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay, tôi đi học.
(Thanh Tịnh)
b. Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ, giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm...
(Nguyễn Đình Thi)
c. Đồn địch dưới thấp còn cách xa gần bốn trăm thước đang cháy thật, tre nứa nổ lốp bốp như cả cái thung lũng đang nổ cháy. Khói lửa dày đặc không động đậy dưới, mà bốc ngọn mỗi lúc một cao, ngùn ngụt, gió tạt về phía đồi chỉ huy vàng rực, chói lòe trong nắng, hơi nóng bốc lên tận những đỉnh núi bố trí.
(Trần Đăng)
d. Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thức gì, còn năm ba xu, một vài hào, y thường cho nốt nó luôn. Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếc ngấm ngầm. Bởi vì những số tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, cho một tháng, có thể thành đến hàng đồng.
(Nam Cao)
Hướng dẫn giải:
a.
- Câu (1), (2): sử dụng phép nối (từ "nhưng")
- Câu (2), (3): sử dụng phép liên tưởng
- Câu (3), (4): sử dụng phép lặp (từ "con đường")
- Câu (4), (5): sử dụng phép liên tưởng.
b.
- Phép thế: "Phù Đổng Thiên Vương", "tráng sĩ", "người trai làng Phù Đổng".
- Phép nối: "tuy thế".
c. Phép liên tưởng: Có khói lửa, hơi nóng là do cháy nổ.
d.
- Phép lặp: từ "y".
- Phép nối: từ "nhưng", "bởi vì".