Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài tập tự luận: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung SVIP
Ở hình vẽ trên, AB là tiếp tuyến chung của (O) và (O'). Tính số đo góc AKB biết số đo góc AMB bằng 50°.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng tính chất góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung, \(\widehat{AMK}=\widehat{KAB};\widehat{BMK}=\widehat{KBA}.\)
Ở hình vẽ trên, Bx là tiếp tuyến, CD // BE, $\widehat{DME}=40°$. Tính số đo $\widehat{xBC}$.
Hướng dẫn giải:
Tính được số đo góc CBy.
(Tính chất phương tích của một điểm với một đường tròn) Cho đường tròn (C) tâm O với I là trung điểm của dây AB không đi qua O. Một đường thẳng thay đổi đi qua A cắt đường tròn (C1) tâm O bán kính OI tại P và Q. Chứng minh rằng:
a) Tích AP.AQ không đổi.
b) Đường tròn ngoại tiếp tam giác BPQ luôn đi qua một điểm cố định khác B.
Hướng dẫn giải:
a) AP . AQ = AI2 (cố định).
b) Gọi D là giao điểm khác B của AB với (C2).
Theo câu a) AD . AB = AP. AQ = AI2 (cố định).
Xem hướng dẫn.
Cho đường tròn (O), tiếp tuyến của đường tròn tại hai điểm phân biệt A, B cắt nhau tại M. Từ A kẻ đường thẳng song song với MB, cắt đường tròn (O) tại C. MC cắt đường tròn (O) tại E. Các tia AE và MB cắt nhau tại K. Chứng minh:
a) MK2 = AK.EK;
b) MK = KB.
Hướng dẫn giải:
a) Viết đẳng thức về dạng \(\dfrac{MK}{AK}=\dfrac{EK}{MK}.\)
b) Chứng minh \(BK^2=AK.EK.\)
Xem hướng dẫn.
Cho đường tròn (O) và điểm A nằm ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC và cát tuyến ADE với đường tròn (D nằm giữa A và E). Tia phân giác của góc DBE cắt DE tại I. Chứng minh rằng:
a) $\dfrac{BD}{BE}=\dfrac{CD}{CE}$;
b) $AI = AB = AC$;
c) $CI$ là tia phân giác của góc $DCE$.
Hướng dẫn giải:
b) Chứng minh tam giác $ABI$ cân tại $A$.
c) Ngược lại với câu b, chú ý rằng tam giác $ACI$ cân tại $A$, \(\widehat{ACD}=\widehat{DEC}\).
Cho hai đường tròn (O ; R) và (O’ ; r), (R > r) tiếp xúc trong tại A. Dây BC của (O ; R) tiếp xúc với (O’ ; r) tại M (ba điểm A, O, M không thẳng hàng). Chứng minh tia AM là tia phân giác của góc BAC.
Hướng dẫn giải:
Do (O) và (O’) tiếp xúc với nhau nên tiếp điểm A nằm trên đường thẳng OO’.
Gọi N là giao điểm của AM và (O).
Chứng minh được O’M // ON.
Từ đó chứng minh được N là điểm chính giữa cung BC của đường tròn (O).
Cho hai đường tròn (O) và (O’) ở ngoài nhau. Đường nối tâm OO’ cắt các đường tròn (O) và (O’) tại các điểm A, B, C, D theo thứ tự đó trên đường thẳng. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài EF, E ∈ (O), F ∈ (O’). Gọi M là giao điểm của AE và DF, N là giao điểm của EB và FC. Chứng minh rằng:
a) MENF là hình chữ nhật.
b) MN vuông góc với AD.
c) ME.NA = MF.MD.
Hướng dẫn giải:
a) Chứng minh tứ giác MENF có ba góc vuông.
Chứng minh được \(\widehat{FEN}+\widehat{EFN}=90^\circ.\)
b) Chứng minh \(\widehat{M_1}+\widehat{A}=90^\circ.\)
Từ điểm A ở bên ngoài đường tròn (O), kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn. Gọi BD là dây của đường tròn song song với AC, E là giao điểm của AD với đường tròn, I là giao điểm của BE và AC. Chứng minh rằng I là trung điểm của AC.
Hướng dẫn giải:
Chứng minh \(AI^2=IC^2\) (cùng bằng $BI . EI$).