Bài học cùng chủ đề
- Bài giảng: Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp)
- Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp)
- Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp - Phần 1)
- Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp - Phần 2)
- Bài tập sách giáo khoa: Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp)
- Bài tập: Khử mẫu biểu thức lấy căn
- Bài tập: Trục căn thức ở mẫu
- Phiếu bài tập
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài tập sách giáo khoa: Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp) SVIP
Bài 48 (trang 29 SGK Toán 9 Tập 1)
Khử mẫu của biểu thức lấy căn
$\sqrt{\dfrac{1}{600}}; \sqrt{\dfrac{11}{540}}$ ; $\sqrt{\dfrac{3}{50}} ; \sqrt{\dfrac{5}{98}}$ ; $\sqrt{\dfrac{(1-\sqrt{3})^{2}}{27}}$
Hướng dẫn giải:
+) $\sqrt{\dfrac{1}{600}}=\dfrac{\sqrt{1}}{\sqrt{600}}=\dfrac{1}{\sqrt{6.10^{2}}}=\dfrac{1}{\sqrt{6}.\sqrt{10^2}}=\dfrac{1}{10\sqrt{6}}=\dfrac{1 \cdot \sqrt{6}}{10 \sqrt{6} \cdot \sqrt{6}}=\dfrac{\sqrt{6}}{60}$.
+) $\sqrt{\dfrac{11}{540}}=\dfrac{\sqrt{11}}{\sqrt{540}}=\dfrac{\sqrt{11}}{\sqrt{36.15}}=\dfrac{\sqrt{11}}{\sqrt{36}.\sqrt{15}}=\dfrac{\sqrt{11}}{6\sqrt{15}}$
$=\dfrac{\sqrt{11} \cdot \sqrt{15}}{6 \sqrt{15} \cdot \sqrt{15}}=\dfrac{\sqrt{11.15}}{6.15}=\dfrac{\sqrt{165}}{90}$.
+) $\sqrt{\dfrac{3}{50}}=\dfrac{\sqrt{3}}{\sqrt{50}}=\dfrac{\sqrt{3}}{\sqrt{25.2}}=\dfrac{\sqrt{3}}{\sqrt{25}\sqrt{2}}=\dfrac{\sqrt{3}}{5\sqrt{2}}=\dfrac{\sqrt{3} \cdot \sqrt{2}}{5 \sqrt{2} \cdot \sqrt{2}}=\dfrac{\sqrt{6}}{10}$.
+) $\sqrt{\dfrac{5}{98}}=\dfrac{\sqrt{5}}{\sqrt{98}}=\dfrac{\sqrt{5}}{\sqrt{49.2}}=\dfrac{\sqrt{5}}{\sqrt{49}.\sqrt{2}}=\dfrac{\sqrt{5}}{7\sqrt{2}}=\dfrac{\sqrt{5} \cdot \sqrt{2}}{7 \sqrt{2} \cdot \sqrt{2}}=\dfrac{\sqrt{10}}{14}$.
+) $\sqrt{\dfrac{(1-\sqrt{3})^{2}}{27}}=\dfrac{\sqrt{(1-\sqrt{3})^{2}}}{\sqrt{27}}=\dfrac{|1-\sqrt{3}|}{\sqrt{9.3}}=\dfrac{1-\sqrt{3}}{\sqrt{9}.\sqrt{3}}$(vì $\sqrt{3}>1$ nên $|1-\sqrt{3}|=\sqrt{3}-1$)
$=\dfrac{(\sqrt{3}-1) \cdot \sqrt{3}}{3 \sqrt{3} \cdot \sqrt{3}}=\dfrac{(\sqrt{3}-1) \cdot \sqrt{3}}{9}$
Bài 49 (trang 29 SGK Toán 9 Tập 1)
Khử mẫu của biểu thức lấy căn
$ab\sqrt{\dfrac{a}{b}}$ ; $\dfrac{a}{b} \sqrt{\dfrac{b}{a}}$ ; $\sqrt{\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{b^{2}}}$ ; $\sqrt{\dfrac{9 a^{3}}{36 b}}$ ; $3 xy \sqrt{\dfrac{2}{x y}}$.
(Giả thiết các biểu thức có nghĩa).
Hướng dẫn giải:
+) $\mathrm{ab} \sqrt{\dfrac{\mathrm{a}}{\mathrm{b}}}=\dfrac{\mathrm{ab}}{|\mathrm{b}|} \sqrt{\mathrm{ab}}$
+) $\dfrac{\mathrm{a}}{\mathrm{b}} \sqrt{\dfrac{\mathrm{b}}{\mathrm{a}}}=\dfrac{\mathrm{a}}{|\mathrm{a}| \cdot \mathrm{b}} \sqrt{\mathrm{ab}}$
Thu gọn kết quả hơn ta được:
-) Nếu $\mathrm{a}>0, \mathrm{~b}>0$, ta có:
$\dfrac{\mathrm{a}}{\mathrm{b}} \sqrt{\dfrac{\mathrm{b}}{\mathrm{a}}}=\dfrac{\sqrt{\mathrm{ab}}}{\mathrm{b}}$
-) Nếu $a<0, b<0$, ta có:
$\dfrac{\mathrm{a}}{\mathrm{b}} \sqrt{\dfrac{\mathrm{b}}{\mathrm{a}}}=\dfrac{-\sqrt{a b}}{b}$
+) $\sqrt{\dfrac{1}{\mathrm{~b}}+\dfrac{1}{\mathrm{~b}^{2}}}=\dfrac{\sqrt{\mathrm{b}+1}}{|\mathrm{~b}|}$
+) $\sqrt{\dfrac{9 \mathrm{a}^{3}}{36 \mathrm{~b}}}=\dfrac{\sqrt{\mathrm{a}^{3} \mathrm{~b}}}{2|\mathrm{~b}|}=\dfrac{|\mathrm{a}| \sqrt{\mathrm{ab}}}{2|\mathrm{~b}|}=\dfrac{\mathrm{a} \sqrt{\mathrm{ab}}}{2 \mathrm{~b}}$
+) $3 \mathrm{xy} \sqrt{\dfrac{2}{\mathrm{xy}}}=3 \mathrm{xy} \cdot \dfrac{\sqrt{2 \mathrm{xy}}}{\mathrm{xy}}=3 \sqrt{2 \mathrm{xy}}$
Có thể nhận xét $\mathrm{xy}>0$, dùng cách đưa } nhân tử $xy$ vào trong căn thức cũng được kết quả.
Bài 50 (trang 30 SGK Toán 9 Tập 1)
Trục căn thức ở mẫu với giả thiết các biểu thức chữ đều có nghĩa
$\dfrac{5}{\sqrt{10}}$; $\dfrac{5}{2 \sqrt{5}}$ ; $\dfrac{1}{3 \sqrt{20}}$ ; $\dfrac{2 \sqrt{2}+2}{5 \sqrt{2}}$ ;$\dfrac{y+b.\sqrt{y}}{b.\sqrt{y}}$.
Hướng dẫn giải:
+) $\dfrac{5}{\sqrt{10}} =\dfrac{5 \cdot \sqrt{10}}{\sqrt{10} \cdot \sqrt{10}}=\dfrac{5 \cdot \sqrt{10}}{10}=\dfrac{\sqrt{10}}{2}$.
+) $\dfrac{1}{3 \sqrt{20}}=\dfrac{1}{3 \sqrt{2^{2} .5}}=\dfrac{1}{3.2 \sqrt{5}}=\dfrac{1 . \sqrt{5}}{6 \sqrt{5} \cdot \sqrt{5}}$
$=\dfrac{\sqrt{5}}{6.5}=\dfrac{\sqrt{5}}{30}$.
+) $\dfrac{5}{2 \sqrt{5}}=\dfrac{5 \sqrt{5}}{2 \cdot \sqrt{5} \cdot \sqrt{5}}=\dfrac{5 \cdot \sqrt{5}}{2.5}=\dfrac{\sqrt{5}}{2}$.
+) $\dfrac{2 \sqrt{2}+2}{5 \sqrt{2}}=\dfrac{(2 \sqrt{2}+2) \sqrt{2}}{5 \sqrt{2} \cdot \sqrt{2}}=\dfrac{2(\sqrt{2})^{2}+2 \sqrt{2}}{5.2}$
$=\dfrac{4+2 \sqrt{2}}{10}=\dfrac{2+\sqrt{2}}{5}$.
+) $\dfrac{y+b \sqrt{y}}{b.\sqrt{y}}=\dfrac{(y+b.\sqrt{y}) \sqrt{y}}{b.\sqrt{y} \cdot \sqrt{y}}=\dfrac{y \sqrt{y}+b y}{b y}=\dfrac{\sqrt{y}+b}{b}$.
Bài 51 (trang 30 SGK Toán 9 Tập 1)
Trục căn thức ở mẫu với giả thiết các biểu thức chữ đều có nghĩa
$\dfrac{3}{\sqrt{3}+1}$ ; $\dfrac{2}{\sqrt{3}-1}$; $\dfrac{2+\sqrt{3}}{2-\sqrt{3}}$ ; $\dfrac{b}{3+\sqrt{b}}$ ; $\dfrac{p}{2 .\sqrt{p}-1}$.
Hướng dẫn giải:
+) $\dfrac{3}{\sqrt{3}+1}=\dfrac{3(\sqrt{3}-1)}{(\sqrt{3}+1)(\sqrt{3}-1)}=\dfrac{3(\sqrt{3}-1)}{3-1}=\dfrac{3(\sqrt{3}-1)}{2}$.
+) $\dfrac{2}{\sqrt{3}-1}=\dfrac{2(\sqrt{3}+1)}{(\sqrt{3}-1)(\sqrt{3}+1)}=\dfrac{2(\sqrt{3}+1)}{3-1}=\sqrt{3}+1$.
+) $\dfrac{2+\sqrt{3}}{2-\sqrt{3}}=\dfrac{(2+\sqrt{3})(2+\sqrt{3)}}{(2-\sqrt{3})(2+\sqrt{3})}=\dfrac{4+4 \sqrt{3}+3}{2^{2}-(\sqrt{3})^{2}}=7+4 \sqrt{3}$.
+) $\dfrac{b}{3+\sqrt{b}}=\dfrac{b(3-\sqrt{b})}{(3+\sqrt{b})(3-\sqrt{b})}=\dfrac{b(3-\sqrt{b})}{3^{2}-(\sqrt{b})^{2}}=\dfrac{b(3-\sqrt{b})}{9-b}$.
+) $\dfrac{p}{2 .\sqrt{p}-1}=\dfrac{p(2 .\sqrt{p}+1)}{(2 .\sqrt{p}-1)(2 .\sqrt{p}+1)}=\dfrac{p(2 \sqrt{p}+1)}{(2 \sqrt{p})^{2}-1^{2}}=\dfrac{2 p.\sqrt{p}+p}{4 p-1}$.
Bài 52 (trang 30 SGK Toán 9 Tập 1)
Trục căn thức ở mẫu với giả thiết các biểu thức chữ đều có nghĩa
$\dfrac{2}{\sqrt{6}-\sqrt{5}}$ ; $\dfrac{3}{\sqrt{10}+\sqrt{7}}$ ; $\dfrac{1}{\sqrt{x}-\sqrt{y}}$ ; $\dfrac{2 a b}{\sqrt{a}-\sqrt{b}}$.
Hướng dẫn giải:
+) $\dfrac{2}{\sqrt{6}-\sqrt{5}}=\dfrac{2(\sqrt{6}+\sqrt{5})}{(\sqrt{6}-\sqrt{5})(\sqrt{6}+\sqrt{5})}$
$=\dfrac{2(\sqrt{6}+\sqrt{5})}{6-5}=2(\sqrt{6}+\sqrt{5})$.
+) $\dfrac{3}{\sqrt{10}+\sqrt{7}}=\dfrac{3(\sqrt{10}-\sqrt{7})}{(\sqrt{10}+\sqrt{7})(\sqrt{10}-\sqrt{7})}$
$=\dfrac{3(\sqrt{10}-\sqrt{7})}{10-7}=\sqrt{10}-\sqrt{7}$.
+) $\dfrac{1}{\sqrt{x}-\sqrt{y}}=\dfrac{1(\sqrt{x}+\sqrt{y})}{(\sqrt{x}-\sqrt{y})(\sqrt{x}+\sqrt{y})}$ (Do $\sqrt{x}+\sqrt{y} \ne 0$)
$=\dfrac{\sqrt{x}+\sqrt{y}}{x-y}$(do $x \neq y$ nên $\sqrt{x} \neq \sqrt{y}$).
+) $\dfrac{2 a b}{\sqrt{a}-\sqrt{b}}=\dfrac{2 a b(\sqrt{a}+\sqrt{b})}{(\sqrt{a}-\sqrt{b})(\sqrt{a}+\sqrt{b})}$ (Do $\sqrt{a}+\sqrt{b} \ne 0$)
$=\dfrac{2 a b(\sqrt{a}+\sqrt{b})}{a-b}$(do $a \neq b$ nên $\sqrt{a} \neq \sqrt{b}$).
Bài 53 (trang 30 SGK Toán 9 Tập 1)
Rút gọn các biểu thức sau (giả thiết biểu thức chữ đều có nghĩa):
a) $\sqrt{18(\sqrt{2}-\sqrt{3})^{2}}$ ; b) $a b \sqrt{1+\dfrac{1}{a^{2} b^{2}}}$ ;
c) $\sqrt{\dfrac{a}{b^{3}}+\dfrac{a}{b^{4}}}$ ; d) $\dfrac{a+\sqrt{a b}}{\sqrt{a}+\sqrt{b}}$
Hướng dẫn giải:
a) $2\sqrt{3}.(\sqrt{3}-\sqrt{2})=6-2\sqrt{6}.$
b) $\dfrac{\mathrm{ab}}{|\mathrm{ab}|} \sqrt{1+\mathrm{a}^{2} \mathrm{~b}^{2}}$. Rút gọn hơn, ta có kết quả
+) $\mathrm{ab}>0$ thì $a b \sqrt{1+\dfrac{1}{a^{2} b^{2}}}=\sqrt{1+\mathrm{a}^{2} \mathrm{~b}^{2}}$.
+) $\mathrm{ab}<0$ thì $a b \sqrt{1+\dfrac{1}{a^{2} b^{2}}}=-\sqrt{1+\mathrm{a}^{2} \mathrm{~b}^{2}}$.
c) $\dfrac{1}{b^{2}} \sqrt{a b+a}$.
d) Cách 1.
$\dfrac{\mathrm{a}+\sqrt{\mathrm{ab}}}{\sqrt{\mathrm{a}}+\sqrt{\mathrm{b}}}=\dfrac{(\mathrm{a}+\sqrt{\mathrm{ab}})(\sqrt{\mathrm{a}}-\sqrt{\mathrm{b}})}{(\sqrt{\mathrm{a}}+\sqrt{\mathrm{b}})(\sqrt{\mathrm{a}}-\sqrt{\mathrm{b}})}$.
$=\dfrac{\mathrm{a} \sqrt{\mathrm{a}}+\sqrt{\mathrm{a}^{2} \mathrm{~b}}-\mathrm{a} \sqrt{\mathrm{b}}-\sqrt{\mathrm{ab}^{2}}}{\mathrm{a}-\mathrm{b}}=\frac{\sqrt{\mathrm{a}}(\mathrm{a}-\mathrm{b})}{\mathrm{a}-\mathrm{b}}=\sqrt{\mathrm{a}}$ .
Cách 2.
$\dfrac{\mathrm{a}+\sqrt{\mathrm{ab}}}{\sqrt{\mathrm{a}}+\sqrt{\mathrm{b}}}=\dfrac{\sqrt{\mathrm{a}}(\sqrt{\mathrm{a}}+\sqrt{\mathrm{b}})}{\sqrt{\mathrm{a}}+\sqrt{\mathrm{b}}}=\sqrt{\mathrm{a}}$ .
Bài 54 (trang 30 SGK Toán 9 Tập 1)
Rút gọn biểu thức sau (giả thiết các biểu thức chữ đều có nghĩa):
$\dfrac{2+\sqrt{2}}{1+\sqrt{2}}$ ; $\dfrac{\sqrt{15}-\sqrt{5}}{1-\sqrt{3}}$ ; $\dfrac{2 \sqrt{3}-\sqrt{6}}{\sqrt{8}-2}$ ; $\dfrac{a-\sqrt{a}}{1-\sqrt{a}}$ ; $\dfrac{p-2 \sqrt{p}}{\sqrt{p}-2}$.
Hướng dẫn giải:
Gợi ý: Phân tích tử thành nhân tử để rút gọn nhân tử đó với mẫu.
+) $\dfrac{2+\sqrt{2}}{1+\sqrt{2}}=\dfrac{(\sqrt{2})^{2}+\sqrt{2}}{1+\sqrt{2}}=\dfrac{\sqrt{2}(\sqrt{2}+1)}{1+\sqrt{2}}=\sqrt{2}$.
+) $\dfrac{\sqrt{15}-\sqrt{5}}{1-\sqrt{3}}=\dfrac{\sqrt{3.5}-\sqrt{5}}{1-\sqrt{3}}=\dfrac{\sqrt{5}(\sqrt{3}-1)}{1-\sqrt{3}}=-\sqrt{5}$.
+) $\dfrac{2 \sqrt{3}-\sqrt{6}}{\sqrt{8}-2}=\dfrac{\sqrt{2^{2} \cdot 3}-\sqrt{6}}{\sqrt{4.2}-2}=\dfrac{\sqrt{2.6}-\sqrt{6}}{2 \sqrt{2}-2}=\dfrac{\sqrt{6}(\sqrt{2}-1)}{2(\sqrt{2}-1)}=\dfrac{\sqrt{6}}{2}$.
+) $\dfrac{a-\sqrt{a}}{1-\sqrt{a}}=\dfrac{(\sqrt{a})^{2}-\sqrt{a}}{1-\sqrt{a}}=\dfrac{\sqrt{a}(\sqrt{a}-1)}{1-\sqrt{a}}=-\sqrt{a}$.
+) $\dfrac{p-2 \sqrt{p}}{\sqrt{p}-2}=\dfrac{(\sqrt{p})^{2}-2 \sqrt{p}}{\sqrt{p}-2}=\dfrac{\sqrt{p}(\sqrt{p}-2)}{\sqrt{p}-2}=\sqrt{p}$.
Bài 55 (trang 30 SGK Toán 9 Tập 1)
Phân tích thành nhân tử (với a, b, x, y là các số không âm)
a) $a b+b \sqrt{a}+\sqrt{a}+1$;
b) $\sqrt{x^{3}}-\sqrt{y^{3}}+\sqrt{x^{2} y}-\sqrt{x y^{2}}$.
Hướng dẫn giải:
a) $(\sqrt{a}+1)(b \sqrt{a}+1)$.
b) $(x-y)(\sqrt{x}+\sqrt{y})$.
Bài 56 (trang 30 SGK Toán 9 Tập 1)
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần:
a) $3 \sqrt{5}, 2 \sqrt{6}, \sqrt{29}, 4 \sqrt{2}$;
b) $6 \sqrt{2}, \sqrt{38}, 3 \sqrt{7}, 2 \sqrt{14}$.
Hướng dẫn giải:
Biến đổi đưa thừa số vào trong dấu căn để so sánh (số nào lấy căn lớn hơn thì căn của số đó lớn hơn). Kết quả sắp xếp theo thứ tự tăng dần :
a) $2 \sqrt{6}, \sqrt{29}, 4 \sqrt{2}, 3 \sqrt{5} ;$
b) $\sqrt{38}, 2 \sqrt{14}, 3 \sqrt{7}, 6 \sqrt{2}$.
Bài 57 (trang 30 SGK Toán 9 Tập 1)
$\sqrt{25x} - \sqrt{16x} = 9$ khi $x$ bằng
(A) 1 ; (B) 3 ; (C) 9 ; (D) 81.
Hướng dẫn giải:
Chọn D.
$\sqrt{25 x}-\sqrt{16x}=9$
$\Leftrightarrow \sqrt{5^{2}.x}-\sqrt{4^{2}.x}=9$
$\Leftrightarrow 5 \sqrt{x}-4 \sqrt{x}=9$
$\Leftrightarrow \sqrt{x}=9$
$\Leftrightarrow x=81$.