Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
Đọc các đề sau và trả lời câu hỏi.
Đề 1. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
Đề 2. Đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
Đề 3. Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
Đề 4. Đức tính khiêm nhường.
Đề 5. Có chí thì nên.
Đề 6. Đức tính trung thực.
Đề 7. Tinh thần tự học.
Đề 8. Hút thuốc lá có hại.
Đề 9. Lòng biết ơn thầy, cô giáo.
Đề 10. Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Trả lời
a. Các đề bài trên đều có điểm chung là bàn về một đề tài trong lĩnh vực tư tưởng hay đạo lí.
b. Có các đề bài tương tự như những đề trên như:
- Nước chảy đá mòn.
- Không thầy đố mày làm nên
- Thất bại là mẹ thành công.
- Thật thà là cha mánh khoé.
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
Đề bài: Suy nghĩ của em về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Thể loại đề: nghị luận.
- Yêu cầu cụ thể: Nêu suy nghĩ của em về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
- Cần có kiến thức chung về tục ngữ, cần hiểu rõ ý nghĩa câu này để giải thích, chứng minh hay phát biểu ý kiến riêng.
- Tìm ý: Nên sử dụng các câu hỏi sau:
a. Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” mang ý nghĩa gì?
b. Tại sao chúng ta uống nước phải nhớ nguồn?
c. Nếu một người “Uống nước không nhớ nguồn” thì sao?
d. Ai đã có những hành động đẹp thể hiện thái độ “Uống nước nhớ nguồn”.
e. Chúng ta rút ra bài học gì từ câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn" này?
g. Bài học này có giá trị như thế nào? Có tác dụng ra sao?
2. Lập dàn bài
a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu ý nghĩa chung của nó.
b. Thân bài
- Giải thích ý nghĩa và tác dụng của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn":
- Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” mang ý nghĩa gì?
- Tại sao chúng ta uống nước phải nhớ nguồn?
- Nếu một người “Uống nước không nhớ nguồn” thì sao?
- Ai đã có những hành động đẹp thể hiện thái độ “Uống nước nhớ nguồn”.
- Chúng ta rút ra bài học gì từ câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn" này?
- Bài học này có giá trị như thế nào? Có tác dụng ra sao?
c. Kết luận
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” này.
- Nêu sý nghĩa câu tục ngữ này trong thời đại mới hôm nay.
3. Viết bài
Tham khảo bài văn mẫu:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu đó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ này nói lên lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành cảnh cho con người hưởng thụ.
Đất nước Việt Nam có nhiều chùa chiền và nhiều lễ hội. Một trong những đối tượng được thờ cúng, suy tôn là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân làng, với đất nước. Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng: “Uống nước nhớ nguồn”.
Trước hết, chúng ta hãy cùng suy ngẫm xem, “Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là gì? “Uống nước” là hưởng thụ thành quả, sản phẩm tinh thần và vật chất. “Nguồn” là nguồn gốc, cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng, bao gồm con người, lịch sử, truyền thống. Còn “nhớ nguồn” là thành quả không tự nhiên mà có, cho nên người hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, giữ gìn, phát huy các thành quả của người đã làm ra chúng.
“Uống nước nhớ nguồn” là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của ông cha ta tự ngàn đời. Nếu nhận được một sự giúp đỡ từ người khác, người ta sẽ nhớ mãi để trả ơn. Hằng năm, vẫn thường có các ngày lễ tết để con cháu thể hiện tấm lòng biết ơn với cha ông. Ca dao có câu:
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười”
Câu ca dao nhắc đến ngày quốc lễ của dân tộc, thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Ngoài ra còn rất nhiều ngày lễ: 27 tháng 7, 20 tháng 11,… để hướng về sự biết ơn. Gần gũi nhất với mỗi học sinh, đó là ngày lễ 20/11, thể hiện đạo lí tôn sư trọng đạo, biết ơn những người đã truyền dạy con chữ cho mỗi người.
Như thế, câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên, lời nhắc nhở, bởi cuộc đời có nhiều người tốt nhưng cũng không ít kẻ vô ơn mà dân gian đã khái quát thành các câu tục ngữ, thành ngữ như: Khỏi vòng cong đuôi, Có mới nới cũ, Qua cầu rút ván, Khỏi rên quên thầy,… Ngày nay, câu ấy có nhiều lớp nghĩa: không quên tổ tiên, nòi giống, không quên ơn những ngày chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, không quên ơn những người dạy dỗ, giúp đỡ mình, không quên ơn ông bà, cha mẹ, người thân.
Một đất nước, xã hội, gia đình mà giữ được truyền thống đạo lí Uống nước nhớ nguồn là một đất nước, xã hội, gia đình tốt đẹp, bền vững. Người mà biết Uống nước nhớ nguồn là người có đạo đức tốt đẹp. Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, biết giữ gìn, bảo vệ thành quả đã có mà bản thân mỗi người phải cố gắng cống hiến để người sau được hưởng thêm thành quả mới, có như thế thì xã hội mới phát triển, mới nhớ nguồn một cách thiết thực.
Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, đạo lí của người được hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó. Câu tục ngữ ngắn gọn mà hàm ý sâu xa, nói về nghĩa vụ của những ai hưởng thụ thành quả. Đây là khâu cần thiết, giúp học sinh sửa được những lỗi như viết các câu, các đoạn thiếu liên kết hoặc liên kết chưa hợp lí, không chặt chẽ do viết vội, viết nhầm, nghĩ chưa tới gây nên.
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
- Đọc lại bài viết để xác định lỗi chính tả, chỗ thiếu liên kết.
III. LUYỆN TẬP
Lập dàn ý cho đề văn: Tinh thần tự học.
1. Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài:
a. Giải thích, chứng minh:
- Tự học là gì? Tự học là tự mình tìm tòi tri thức, tự tìm ra những giải pháp để giải quyết vấn đề và tự thu thập, thực hành, vận dụng những tri thức đó. Điều này khác với quá trình học tập truyền thống: tới trường, học những điều mà thầy cô giáo cung cấp, hướng dẫn. Tự học hay tinh thần tự học là một trong những phương pháp học, không phải là duy nhất và cũng không phải toàn năng.
Ví dụ: Khi thầy cô giáo giới thiệu về Thuyết vạn vật hay thuyết vũ trụ, vụ nổ big bang hay tên tuổi của những vĩ nhân. Nhưng trong khuôn khổ tiết học hạn hẹp trên lớp, thầy cô chỉ có thể dừng lại ở việc: đảm bảo kiến thức cơ bản và giới thiệu những điều mới. Còn việc tìm tòi những tri thức ấy còn trông đợi rất nhiều vào khả năng tự học, sự hứng thú của người học sau giờ lên lớp. Hay như học một bài thơ của tác giả, để hiểu sâu và thấm hơn phong cách nghệ thuật của nhà thơ ấy, người học có thể tìm đọc và cảm thụ thêm cả tập thơ, cả những sáng tác khác của tác giả ấy để thấy rõ hơn, hiểu rõ hơn về bài thơ tiêu biểu mà người học được chọn để học trong chương trình.
- Vai trò của tinh thần tự học:
Tự học giúp cho mỗi người chủ động tiếp thu những tri thức, những điều mà bản thân muốn học hỏi. Những gì bản thân hứng thú thì bao giờ cũng dễ dàng tiếp nhận hơn. Và khi chủ động tìm tòi mà thu thập hoặc có kết quả thì sẽ hiểu lâu, nhớ sâu hơn là việc thụ động tiếp nhận những tri thức đã được đóng gói thành các bài học mà thầy cô cung cấp ở trên lớp.
- Sẽ ra sao nếu không có tinh thần tự học?
Nếu không có tinh thần tự học, bản thân người học sẽ thụ động trong việc học, không có sự năng động trong việc chiếm lĩnh những đơn vị kiến thức. Ngược lại, nếu rèn luyện được tinh thần tự học thì bản thân chúng ta sẽ nhanh nhẹn, linh hoạt và có thể tiếp cận tối đa những tri thức trong cuộc sống.
- Làm sao để rèn luyện, nâng cao tinh thần tự học?
Để rèn luyện tinh thần tự học, điều quan trọng là người học phải có tinh thần cầu thị và luôn có sự hứng thú, tinh thần tích cực tìm tòi, học hỏi. Có như vậy thì việc học và tự học mới không nặng nề, không trở thành một gánh nặng.
Bên cạnh đó, việc tự học không có nghĩa là tự mình đi tìm hiểu tri thức theo quan điểm của riêng mình mà bỏ ngoài tai những điều thầy cô hướng dẫn trên lớp hoặc từ chối sự hướng dẫn, vạch đường của những người thầy. Việc học cần phải kết hợp nhiều phương pháp, hài hòa nhiều cách học để tiếp thu được tối đa nguồn tri thức vô tận của nhân loại.
b. Đánh giá:
- Tinh thần tự học rất quan trọng với bản thân mỗi người.
- Tinh thần tự học là một trong những phương pháp giúp nâng cao năng lực của bản thân mỗi người.
3. Kết bài: Liên hệ bản thân.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây