Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
Đặng Thai Mai
1. Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn.
Mở bài: (từ “Người Việt Nam ngày nay…” đến “… các thời kì lịch sử”): Nhận định tiếng Việt là thứ tiếng nói đẹp và hay, giải thích ngắn gọn nhận định ấy. Đây là phần nêu vấn đề trong bài nghị luận.
Thân bài: (“Tiếng Việt, trong cấu tạo…” đến “… kĩ thuật, văn nghệ v.v”): chứng minh cái đẹp và sự giàu có (cái hay) của tiếng Việt về các mặt ngữ âm, từ vựng, cú pháp.
Kết bài: (câu văn còn lại): Nhấn mạnh, khẳng định cái đẹp, cái hay của tiếng Việt chính là sức sống của tiếng Việt, cũng có ý nghĩa biểu hiện sức sống của dân tộc.
2. Hãy cho biết nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” đã được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn này như thế nào.
Tác giả giải thích nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” trong phần đầu như sau:
- Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
- Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào?
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức trực tiếp và gián tiếp:
Phương thức gián tiếp là cách trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài, cả người biết cũng như người không biết tiếng Việt. Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể, người không biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.
Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản: Về ngữ âm: tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu (sáu thanh). Về ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Về từ vựng: tiếng Việt gợi hình, giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng dồi dào trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt.
4. Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện nào? Em hãy tìm một số dẫn chứng cụ thể để làm rõ các nhận định của tác giả.
- Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở các phương diện:
+ Giàu chất nhạc
+ Khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
+ Ngữ pháp.
- Dẫn chứng:
+ Chất nhạc: thể hiện trong thơ. Ví dụ:
Trời buồn làm gì trời rầu rầu
Em thương anh sao anh đi đâu.
+ Từ ngữ phong phú với hệ thống nguyên âm, phụ âm…
+ Ngữ pháp: Cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt phong phú với các kiểu câu rút gọn, đặc biệt, câu bộc lộ cảm xúc, kể, tả, thông báo….
5*. Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này là gì?
Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật:
- Tác giả đã kết hợp hài hòa giữa giải thích, chứng minh với bình luận.
- Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các chứng cứ để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện.
- Tác giả nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu. Ví dụ:
+ Họ không hiểu tiếng ta, và đò là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi.
+ Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt) đã có thể nói…
Cách mở rộng câu như vậy giúp tác giả không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây