Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 9. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối (phần 1) SVIP
* Chuối thuộc nhóm cây ăn quả nhiệt đới, trồng phổ biến ở các vùng có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới.
* Quả chuối tươi giàu vitamin A, vitamin B, potassium và đường.
I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC
- Rễ:
+ Rễ chuối có dạng hình ống, kích thước đầu và cuối rễ gần bằng nhau.
+ Rễ mọc ra từ vách của thân ngầm (còn gọi là phần thân).
+ Phân bố nông trong tầng đất 0,3 – 0,7 m.
=> Cây dễ bị đổ khi ra quả vào mùa mưa bão.
- Thân: Cao trung bình 3 – 4 m, gồm có hai phần:
+ Phần nằm dưới đất:
-
Thân thật (còn gọi là củ chuối hoặc thân ngầm).
-
Có khả năng hình thành chồi mới và rễ mới.
+ Phần nằm trên mặt đất:
-
Được gọi là thân giả.
-
Do các bẹ lá xếp lớp lên nhau theo hình xoắn trôn ốc.
- Lá:
+ Màu xanh đậm.
+ Hình dạng thuôn dài.
+ Lá trưởng thành có:
-
Chiều dài tới 3 m.
-
Chiều rộng tới 0,6 m.
+ Mọc ra từ đỉnh sinh trưởng của chuối.
+ Nằm trong thân khoảng 2 tháng rồi vươn ra ngoài.
+ Tuổi thọ của lá trên cây khoảng 50 – 150 ngày.
- Hoa:
+ Cây chuối có thể ra hoa khi cây đạt 25 – 50 lá.
+ Cụm hoa phát triển từ thân ngầm, khi đậu quả hình thành buồng chuối.
+ Cụm hoa có hoa cái sẽ tạo thành quả.
+ Hoa lưỡng tính và hoa đực sẽ không hình thành quả.
+ Cụm hoa gồm những lá bắc màu đỏ tía xếp lên nhau, với mỗi lá bắc có 8 – 15 hoa xếp thành hai hàng tạo thành nải chuối.
- Quả:
+ Có vỏ màu xanh.
+ Chuyển sang vàng khi chín.
+ Tuỳ thuộc vào các giống:
-
Mỗi buồng chuối có 4 – 15 nải.
-
Mỗi nải có 12 – 30 quả.
+ Khối lượng mỗi quả khoảng 50 – 300 g.
+ Chiều dài quả 10 – 25 cm.
+ Đường kính quả khoảng 2,5 – 4,0 cm.
II. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH
1. Nhiệt độ
- Nhiệt độ thích hợp: 25°C - 35°C.
=> Chuối sinh trưởng, phát triển tốt.
- Nhiệt độ thuận lợi:
+ Cho thân và lá chuối phát triển là 30°C.
+ Cho quả chín là 20°C.
- Khi nhiệt độ xuống đến 6°C: ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chuối.
2. Ánh sáng
- Cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt ở cường độ ánh sáng mạnh.
- Nếu bị che nắng và cường độ ánh sáng mặt trời thấp:
+ Kéo dài thời gian sinh trưởng của cây.
+ Cây đẻ ít chồi hơn.
3. Độ ẩm
- Cây chuối cần lượng nước lớn vì có:
+ Lá lớn.
+ Bộ rễ phân bố hẹp và nông.
- Khu vực có lượng mưa trung bình khoảng 1.000 – 1.600 mm/năm là phù hợp cho việc trồng chuối.
4. Đất
- Đất trồng cây chuối cần:
+ Tơi xốp, thoáng khí.
+ Thoát và giữ nước tốt.
+ Tầng canh tác dày 100 – 120 cm.
- Cây chuối bị ngập úng trong 1 tuần sẽ bị chết.
- Cây chuối có thể trồng được ở vùng đồi núi.
III. QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI
1. Lựa chọn thời vụ trồng cây
- Ở miền Nam nước ta, nên trồng chuối vào tháng 5 – 8 (vào mùa mưa) vì không cần phải tưới nước chủ động.
- Ở miền Bắc, nên trồng chuối vào:
+ Tháng 2 – 4 (vụ xuân).
+ Tháng 8 – 10 (vụ thu).
=> Để tận dụng nguồn nước mưa giúp cây hồi xanh và bén rễ.
2. Xác định mật độ trồng cây
- Nhiều trang trại lớn trồng chuối một vụ mỗi năm với mật độ khoảng 2 000 – 2 500 cây/ha.
- Khoảng cách trồng tương ứng với các loại đất là: 2,5 m x 2,0 m hoặc 2,0 m x 2,0 m.
3. Chuẩn bị hố trồng cây
- Ở nơi bằng phẳng, đất để trồng chuối cần được xới tơi và lên luống:
+ Cao 0,3 m.
+ Rộng 2,0 – 2,5 m.
=> Để trồng 1 hàng trên mỗi luống.
- Vùng đồi núi:
+ Cần làm đường đồng mức rộng 2 – 5 m.
+ Trồng 1 – 2 hàng chuối theo đường đồng mức.
- Hố trồng có kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều sâu là 40 cm x 40 cm x 40 cm.
- Bón lót:
+ 10 kg phân chuồng hoặc 3 kg hữu cơ.
+ Trộn với:
-
0,5 – 0,8 kg supe lân.
-
0,3 – 0,5 kg vôi bột.
4. Trồng cây
- Sau khi loại bỏ túi bầu nylon ở giống.
- Đặt cây thẳng đứng vào giữa hố.
- Lấp đất kín bầu cây.
- Nén chặt đất xung quanh.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây