Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 9. Đô thị hoá (phần 2) SVIP
II. MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM
1. Số lượng đô thị tăng khá nhanh
- Mạng lưới đô thị Việt Nam bao gồm:
+ Thành phố trực thuộc Trung ương (đơn vị hành chính cấp tỉnh).
+ Thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố.
+ Thị xã (đơn vị hành chính cấp huyện).
+ Thị trấn (đơn vị hành chính cấp xã).
- Bước sang thế kỉ XXI, tổng số đô thị tăng khá nhanh, trong đó số lượng thành phố tăng nhanh nhất.
Bảng 8.2. SỐ LƯỢNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2021
Năm | Thành phố | Thị xã | Thị trấn | Tổng số |
2001 | 25 | 62 | 565 | 652 |
2011 | 61 | 48 | 623 | 732 |
2021 | 87 | 50 | 612 | 749 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2002, 2012, 2022)
2. Phân loại đô thị
- Dựa trên các tiêu chí về:
+ Vị trí, chức năng, vai trò.
+ Quy mô và mật độ dân số.
+ Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp.
+ Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan.
=> Đô thị nước ta được phân thành 6 loại: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt của Việt Nam.
- Về phương diện quản lí:
+ Cấp Trung ương quản lí Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
+ Cấp tỉnh quản lí các thành phố trực thuộc tỉnh (đô thị loại I, loại II, loại III) và thị xã (đô thị loại III, loại IV).
+ Cấp huyện quản lí các thị trấn (đô thị loại IV, loại V).
3. Mạng lưới đô thị phủ kín cả nước nhưng có sự khác nhau giữa các vùng
Các vùng | Số lượng đô thị (đô thị) | Trong đó |
Số dân đô thị (triệu người) |
||
Thành phố | Thị xã | Thị trấn | |||
Trung du và miền núi Bắc Bộ | 158 | 15 | 5 | 138 | 2,7 |
Đồng bằng sông Hồng | 140 | 18 | 6 | 116 | 8,7 |
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung | 181 | 17 | 19 | 145 | 6,7 |
Tây Nguyên | 60 | 6 | 3 | 51 | 1,7 |
Đông Nam Bộ | 56 | 12 | 7 | 37 | 12,2 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 154 | 19 | 10 | 125 | 4,6 |
Cả nước | 749 | 87 | 50 | 612 | 36,6 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022)
- Việt Nam đang tập trung xây dựng các vùng đô thị, hành lang đô thị, dải đô thị ven biển, nhất là các đô thị động lực của từng vùng và cả nước, đô thị kết nối khu vực và quốc tế.
- Phát triển chuỗi các đô thị ven biển, đô thị hải đảo gắn với thực hiện chiến lược kinh tế biển và bảo đảm quốc phòng an ninh.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ
1. Ảnh hưởng tích cực
- Đô thị hoá => Kéo theo sự dịch chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn. Năng suất lao động cao là nhân tố quyết định phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.
- Đô thị hoá là động lực phát triển kinh tế của cả nước và các địa phương.
+ Năm 2021, mặc dù chỉ chiếm 36,2% số lao động đang làm việc của cả nước nhưng đô thị đóng góp tới 70% GDP, tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách.
+ Trình độ đô thị hoá càng cao, tỉ lệ lao động đô thị càng lớn thì đóng góp cho GDP càng nhiều, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.
- Đô thị hoá => Tăng cường cơ sở hạ tầng kĩ thuật, xã hội, như: điện nước, đường sá, trường học, bệnh viện, hệ thống thông tin liên lạc, thương mại, ngân hàng, tài chính, ... phục vụ tốt hơn cho sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống người dân.
- Đô thị hoá nông thôn => Góp phần phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; lan toả và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị vào nông thôn; môi trường, cảnh quan nông thôn biến đổi theo hướng hiện đại hơn.
2. Ảnh hưởng tiêu cực
Đô thị hoá diễn ra tự phát, không theo quy hoạch làm quá tải về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật; gây sức ép về việc làm, y tế, giáo dục, xảy ra các vấn đề an ninh xã hội và ô nhiễm môi trường,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây