Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 8. Sử dụng và bảo quản phân bón SVIP
I. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN PHÂN BÓN HOÁ HỌC
1. Sử dụng phân bón hoá học
- Cách bón:
+ Phân đạm, phân kali:
- Tỉ lệ dinh dưỡng cao.
- Dễ hòa tan, hiệu quả nhanh → dùng để bón thúc là chính.
- Tuy nhiên, bón liên tục nhiều năm sẽ gây chua đất, cần bón vôi để cải tạo.
+ Phân lân:
- Dùng để bón lót vì cần thời gian để hòa tan.
- Phân lân thiên nhiên nên bón cho đất chua mới hiệu quả.
+ Phân hỗn hợp NPK:
- Có thể dùng bón lót hoặc bón thúc tùy loại và mục đích sử dụng.
- Khi bón phân cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Lựa chọn loại phân bón phù hợp với từng loại cây trồng, loại đất khác nhau để cây có thể phát triển tốt nhất.
+ Cần bón đúng thời điểm và đúng liều lượng để cây nhận đủ dinh dưỡng, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển.
+ Cần lưu ý yếu tố thời tiết, khí hậu và đất đai khi bón phân, tránh hiện tượng nước mưa làm trôi phân, gây lãng phí.
Câu hỏi:
@205850427101@@205850428671@
2. Bảo quản phân bón hoá học
- Chống ẩm:
+ Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
+ Không đặt trực tiếp phân lên đất hoặc nền xi măng, nên đặt trên giá gỗ.
+ Có thể dùng chum, vại sành, bao nylon buộc kín.
- Chống để lẫn lộn:
+ Mỗi loại phân cần bảo quản riêng.
+ Nếu không đủ điều kiện, có thể để chung nhưng phải chia ngăn, đánh dấu rõ ràng để tránh nhầm lẫn.
- Chống acid:
+ Một số phân như ammonium sunfat, super lân, ammonium chloride, ammonium nitrate cần chống acid.
+ Không bảo quản trên nền gỗ, tre, nứa, mà nên dùng nền xi măng hoặc gạch.
- Chống nóng:
+ Các loại phân như ammonium nitrate, potassium nitrate, calcium nitrate dễ bị phản ứng hóa học khi gặp nóng.
+ Nên để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và nguồn nhiệt.
Câu hỏi:
@205850429391@@205850430604@
II. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN PHÂN BÓN HỮU CƠ
1. Sử dụng phân bón hữu cơ
- Chủ yếu dùng để bón lót và phải bón sớm (xa ngày gieo trồng).
+ Độ sâu vùi phân tùy thuộc điều kiện khí hậu, mùa vụ và thành phần cơ giới của đất.
- Phân hữu cơ cần ủ hoai mục trước khi sử dụng.
+ Có thể phối trộn với phân lân tự nhiên hoặc phân lân chế biến để tăng hiệu quả và dễ tiêu hóa hơn.
- Do hàm lượng dinh dưỡng thấp nên cần bón nhiều, bón trước, hiệu lực kéo dài nhiều vụ.
- Để tăng hiệu quả cần phối hợp với phân vô cơ.
+ Chú ý công thức luân canh để đạt hiệu quả cao hơn.
2. Bảo quản phân bón hữu cơ
- Phân bón hữu cơ cần được phủ bạt hay trát bùn để đảm bảo chất lượng và bảo vệ môi trường.
- Các phương pháp bảo quản:
+ Ủ nóng (hay ủ xốp): Bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 60°C - 70°C.
→ Giúp phân bón giải phóng nhanh chóng và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
+ Ủ nguội (hay ủ chặt): Bảo quản trong điều kiện kị khí.
→ Giúp phân bón giữ được chất dinh dưỡng lâu dài và cung cấp phân bón từ từ cho cây trồng.
+ Ủ hỗn hợp: Kết hợp phương pháp ủ nóng trước, ủ nguội sau, ủ 60°C - 70°C thì nén đống ủ và tưới nước để nhiệt độ xuống 20°C - 35°C, độ ẩm 60% - 70%.
→ Giúp phân bón phát huy hiệu quả nhanh chóng và bền lâu cho cây trồng.
Câu hỏi:
@205850431603@@205850432790@@205850433670@
III. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN PHÂN BÓN VI SINH
1. Sử dụng phân bón vi sinh
- Cách bón:
+ Phân bón vi sinh có thể trộn với hạt giống hoặc bón trước khi gieo trồng.
+ Bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích.
+ Đối với cây ngắn ngày, bón vào thời điểm sau khi thu hoạch.
+ Đảm bảo độ ẩm đất để vi sinh vật hoạt động tốt nhất.
2. Bảo quản phân bón vi sinh
- Bảo quản phân bón vi sinh:
+ Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và xa khu vực ẩm ướt.
+ Phân bón vi sinh có thể bảo quản từ 4 đến 6 tháng, đặc biệt trong mùa hè cần lưu ý bảo quản kĩ.
Câu hỏi:
@205850434152@@205850435975@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây