Bài học cùng chủ đề
- Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) - phần I
- Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) - phần II
- Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời kì Bắc thuộc
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) - phần I SVIP
1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc
a) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43)
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ năm 40, trong bối cảnh nhà Đông Hán đang đặt ách thống trị nặng nề lên vùng Giao Chỉ, đặc biệt là thời kì Tô Định làm Thái thú.
b) Khởi nghĩa Bà Triệu (248)
- Năm 248, dưới ách cai trị của nhà Ngô, Triệu Quốc Đạt và em gái là Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) nổi dậy khởi nghĩa ở Cửu Chân (Thanh Hoá). Sau khi Triệu Quốc Đạt qua đời, Bà Triệu được tôn làm chủ tướng, cuộc khởi nghĩa tiếp tục lan rộng.
- Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất của người Việt Nam trước sự đô hộ của chính quyền phương Bắc, đồng thời tiếp tục khẳng định sức mạnh và ý chí của phụ nữ Việt Nam.
c) Khởi nghĩa Lý Bí (542 – 602)
- Từ đầu thế kỉ VI, nhà Lương siết chặt ách cai trị ở Giao Châu, thi hành chính sách thuế khoá nặng nề. Mâu thuẫn giữa dân chúng với chính quyền đô hộ trở nên gay gắt. Trong bối cảnh đó, cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ.
- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí thắng lợi, nhà nước Vạn Xuân ra đời đã khẳng định ý chí và sức mạnh của người Việt trong cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của chính quyền phương Bắc, đồng thời cho thấy khả năng thắng lợi trong công cuộc khởi nghĩa giành lại độc lập, tự chủ. Cuộc khởi nghĩa cũng để lại cho hậu thế những bài học quan trọng về chính trị và quân sự trong quá trình đấu tranh giành độc lập, tự chủ về sau.
d) Khởi nghĩa Phùng Hưng (cuối thế kỉ VIII)
- Trong khoảng những năm 766 – 780, dưới ách cai trị của nhà Đường, Phùng Hưng cùng em trai tập hợp dân chúng khởi nghĩa. Nghĩa quân bao vây rồi đánh chiếm thành Tống Bình (Hà Nội). Phùng Hưng làm chủ, sắp đặt mọi việc. Khoảng năm 791, sau khi Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An lên nối nghiệp. Chính quyền đô hộ nhà Đường sau đó đưa quân đàn áp, buộc Phùng An phải ra hàng.
- Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng thể hiện
2. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)
a) Bối cảnh lịch sử
- Sau khi nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh năm 1407, nhiều cuộc đấu tranh tiếp tục nổ ra trên cả nước. Năm 1414, tướng nhà Minh là Trương Phụ, Mộc Thạnh hoàn thành việc đánh dẹp các lực lượng khởi nghĩa. Nhà Minh biến Đại Việt thành quận Giao Chỉ, thi hành chính sách cai trị hà khắc cùng chế độ thuế khoá nặng nề. Trong bối cảnh đó, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.
b) Diễn biến chính
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài trong 10 năm (1418 – 1427), trải qua giai đoạn chính.
Giai đoạn |
Diễn biến chính |
1418 - 1423 |
- Năm 1418, Lê Lợi tập hợp nghĩa sĩ bốn phương dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn (Thanh Hoá). - Quân Minh liên tục tổ chức các đợt tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần rút lui lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hoá) và chịu nhiều tổn thất. - Giữa năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà, quân Minh chấp thuận. |
1424 - 1426 |
- Cuối năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời Thanh Hoá, chuyển quân vào Nghệ An, dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô. - Từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426, nghĩa quân nhanh chóng giải phóng Nghệ An, Thanh Hoá, làm chủ toàn bộ vùng Thuận Hoá rồi tấn công ra Bắc. |
1426 - 1427 |
- Cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đánh tan trên 5 vạn quân Minh trong trận Tốt Động – Chúc Động. - Tháng 10 - 1427, khoảng 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào Đại Việt cũng bị đánh tan trong trận Chi Lăng – Xương Giang. Vương Thông ở thành Đông Quan chấp nhận nghị hoà, sau đó rút quân về nước. |
c) Ý nghĩa lịch sử
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục hoàn toàn nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
- Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đưa đến sự thành lập của vương triều Lê sơ, đồng thời mở ra thời kì phát triển mới cùng nền độc lập, tự chủ lâu dài của Đại Việt.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây