Bài học cùng chủ đề
- Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX) (Phần I)
- Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX) (Phần II)
- Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời kì Bắc thuộc - Lịch sử 11 CTST
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX) (Phần II) SVIP
3. Phong trào Tây Sơn
a) Bối cảnh lịch sử
- Từ giữa thế kỉ XVIII, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Đàng Trong đã có những dấu hiệu khủng hoảng.
- Về chính trị
+ Chúa Nguyễn Phúc Thuần nối ngôi lúc 12 tuổi, chỉ thích chơi bời múa hát,... quyền hành tập trung vào tay quyền thần Trương Phúc Loan.
+ Bộ máy quan lại các cấp cồng kềnh và tệ tham nhũng trở nên nghiêm trọng. Do tệ mua bán quan chức nên một xã có thể lên đến 16 - 17 người thu thuế và hơn 20 xã trưởng.
- Về kinh tế, chế độ thuế khóa, binh dịch nặng nề làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Dưới ách cai trị của chính quyền chúa Nguyễn, các tầng lớp nhân dân đều bất bình, đứng lên đấu tranh, tiêu biểu như: cuộc nổi dậy của Lý Văn Quang (Biên Hòa), cuộc khởi nghĩa của Lía ở Truông Mây (Bình Định),... Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh này đều bị dập tắt.
b) Diễn biến chính
- Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai) chống lại chính quyền chúa Nguyễn.
Tóm tắt một số sự kiện chính của phong trào Tây Sơn
Năm | Sự kiện |
1773 | Chiếm được phủ thành Quy Nhơn. |
1774 | Kiểm soát được vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận. |
1777 | Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn. |
1778 | Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở thành Đồ Bàn (Quy Nhơn, Bình Định). |
1785 | Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang), đánh tan 5 vạn quân Xiêm. |
1786 |
- Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong. - Lật đổ chính quyền họ Trịnh. |
1788 | Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc. |
1789 | Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội), đánh tan 29 vạn quân Thanh. |
c) Ý nghĩa lịch sử
- Phong trào Tây Sơn từ một cuộc khởi nghĩa địa phương đã phát triển thành phong trào dân tộc rộng lớn, lập nên những chiến công hiển hách.
- Phong trào đã lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh, xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước. Đồng thời, phong trào còn đánh tan các thế lực ngoại xâm hùng mạnh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
4. Bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam
- Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc dù thắng lợi hay thất bại đều để lại những bài học lịch sử sâu sắc và giữ nguyên giá trị đến ngày nay.
- Thứ nhất, bài học về xây dựng lực lượng. Đây là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc.
+ Hội thề Lũng Nhai với sự tập hợp của các anh hùng hào kiệt các nơi đã đặt cơ sở cho sự hình thành hạt nhân đầu tiên của bộ tham mưu khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Khi Quang Trung tiến quân ra Bắc, đến Nghệ An, ông tổ chức một cuộc duyệt binh lớn, tự mình cưỡi voi ra trận để khích lệ quân sĩ. Tại Thanh Hóa, Quang Trung cũng dừng lại để tuyển mộ thêm binh sĩ và đọc bài dụ quân sĩ tham gia đánh giặc. Nhờ vậy, lực lượng quân Tây Sơn đã tăng lên nhanh chóng.
- Thứ hai, bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đoàn kết là sức mạnh giúp nhân dân Việt Nam có thể vượt qua mọi thử thách, khó khăn.
+ Với tư tưởng "Lấy nhân nghĩa để thắng hung tán, đem chí nhân mà thay cường bạo", khởi nghĩa Lam Sơn không chỉ lôi cuốn được sự ủng hộ nhiệt tình, đoàn kết của nhân dân mà còn phân hóa được lực lượng của kẻ thù.
+ Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn là hình ảnh thu nhỏ của khối đoàn kết toàn dân, với đầy đủ thành phần, lứa tuổi như: địa chủ (Lê Lợi), nho sĩ (Nguyễn Trãi), quý tộc (Trần Nguyên Hãn), thương nhân (Nguyễn Xí), dân nghèo (Nguyễn Chích), thủ lĩnh dân tộc thiểu số (Lê Lai),...
- Thứ ba, bài học về nghệ thuật quân sự với những kinh nghiệm đánh giặc dũng cảm và mưu trí, phong phú và độc đáo như: lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh; kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị và ngoại giao,...
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây