Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 8. Dự án: Trồng cây ăn quả SVIP
I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN
- Cây ăn quả là loại cây trồng phổ biến, mang lại nhiều giá trị đối với đời sống con người.
- Dự án là cơ hội để các học sinh vận dụng, tổng hợp kiến thức, kĩ năng liên quan đến trồng và chăm sóc cây ăn quả vào thực tiễn.
- Việc tham gia trồng và chăm sóc cây ăn quả giúp các học sinh nâng cao sức khỏe, tinh thần vui vẻ.
- Dự án là cơ hội tốt để các em phát triển và thể hiện năng lực liên quan đến giáo dục tài chính.
II. NHIỆM VỤ
- Lập kế hoạch, dự tính chi phí và hiệu quả kinh tế cho một dự án trồng cây ăn quả.
- Trồng, chăm sóc một loại cây ăn quả phù hợp với thực tiễn của nhà trường, địa phương.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Lập kế hoạch, dự tính chi phí và hiệu quả kinh tế
a. Thu thập thông tin
Thực hiện thu thập thông tin bằng cách tra cứu trên internet kết hợp khảo sát thực tế tại các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp về các nội dung:
- Đối tượng cây ăn quả: Thu thập các thông tin về:
+ Các chủng loại cây giống.
+ Giá giống.
+ Yêu cầu ngoại cảnh.
+ Năng suất.
+ Giá sản phẩm,...
- Dụng cụ và chăm sóc: Thu thập các thông tin về:
+ Dụng cụ trồng.
+ Loại, mức độ sâu bệnh.
+ Giá cả,...
- Phân bón: Thu thập các thông tin về:
+ Chủng loại.
+ Thành phần.
+ Giá cả,...
- Kĩ thuật trồng và chăm sóc.
b. Lựa chọn đối tượng, dụng cụ và thiết bị
Từ thông tin thu thập được:
- Lựa chọn loại cây ăn quả phù hợp với thực tiễn nhà trường, địa phương.
- Lựa chọn các dụng cụ, thiết bị cần thiết phù hợp với đối tượng cây ăn quả.
c. Dự tính chi phí và hiệu quả kinh tế
Dự tính theo gợi ý sau:
* Trường hợp 1: Đối với dự án trồng cây ăn quả hàng năm.
- Bước 1. Dự tính chi phí theo gợi ý:
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | Cây giống | Cây | ? | ? | ? |
2 | Phân hữu cơ | kg | ? | ? | ? |
3 | Phân đạm | kg | ? | ? | ? |
4 | Phân lân | kg | ? | ? | ? |
5 | Phân kali | kg | ? | ? | ? |
6 | Thuốc bảo vệ thực vật | ... | ? | ? | ? |
7 | Công lao động | ... | ? | ? | ? |
8 | Chi phí khác | ... | ? | ? | ? |
Tổng chi phí (A1) | ? |
- Bước 2. Dự tính nguồn thu theo gợi ý:
Năng suất quả (kg/...) |
Tổng sản lượng (kg) |
Đơn giá (...) |
Thành tiền (...) |
? | ? | ? | (B1) |
- Bước 3. Tính hiệu quả kinh tế (lãi thuần).
+ Công thức: C1 = B1 - A1
+ Trong đó:
- C1: lãi thuần của dự án.
- A1: tổng chi phí của dự án.
- B1: tổng nguồn thu của dự án.
* Trường hợp 2: Đối với dự án trồng cây ăn quả lâu năm.
- Bước 1. Dự tính chi phí cho thời kì kiến thiết cơ bản theo gợi ý:
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | Cây giống | Cây | ? | ? | ? |
2 | Phân hữu cơ | kg | ? | ? | ? |
3 | Phân đạm | kg | ? | ? | ? |
4 | Phân lân | kg | ? | ? | ? |
5 | Phân kali | kg | ? | ? | ? |
6 | Thuốc bảo vệ thực vật | ... | ? | ? | ? |
7 | Công lao động | ... | ? | ? | ? |
8 | Chi phí khác | ... | ? | ? | ? |
Tổng chi phí (A2) | ? |
- Bước 2. Dự tính chi phí cho thời kì kinh doanh theo gợi ý:
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | Phân hữu cơ | kg | ? | ? | ? |
2 | Phân đạm | kg | ? | ? | ? |
3 | Phân lân | kg | ? | ? | ? |
4 | Phân kali | kg | ? | ? | ? |
5 | Thuốc bảo vệ thực vật | ... | ? | ? | ? |
6 | Công lao động | ... | ? | ? | ? |
7 | Chi phí khác | ... | ? | ? | ? |
Tổng chi phí (B2) | ? |
- Bước 3. Dự tính nguồn thu 3 năm đầu thời kì kinh doanh theo gợi ý:
STT | Năm |
Sản lượng (kg) |
Đơn giá | Thành tiền |
1 | Năm thứ nhất | ? | ? | ? |
2 | Năm thứ hai | ? | ? | ? |
3 | Năm thứ ba | ? | ? | ? |
Tổng thu trong 3 năm (C2) | ? |
- Bước 4. Tính hiệu quả kinh tế (lãi thuần).
+ Công thức: D = C2 - (A2 + B2)
+ Trong đó:
- D: lãi thuần của dự án tính đến hết 3 năm đầu của thời kì kinh doanh.
- A2: tổng chi phí của thời kì kiến thiết cơ bản.
- B2: tổng chi phí của 3 năm đầu thời kì kinh doanh.
- C2: tổng nguồn thu trong 3 năm đầu của thời kì kinh doanh.
+ Ghi chú: Học sinh có thể dự tính chi phí và hiệu quả kinh tế của dự án với thời gian dài hơn.
2. Thực hành trồng cây ăn quả
a. Chuẩn bị
- Dụng cụ trồng: cuốc, xẻng, bình tưới, cọc giữ cây, dây buộc,...
- Phân bón:
+ Chuẩn bị phân bón phù hợp với từng loại cây ăn quả.
+ Chuẩn bị thêm vôi nếu trồng trên đất chua.
- Cây giống:
+ Lựa chọn loại cây ăn quả phù hợp với thực tiễn của nhà trường, địa phương.
+ Chọn cây giống khỏe mạnh, không bị sâu, bệnh.
b. Quy trình thực hành
- Bước 1: Đào hố trồng cây.
+ Đào hố với kích thước:
- Phù hợp cho từng loại cây ăn quả.
- Phù hợp với từng loại đất trồng.
- Bước 2: Bón phân lót.
+ Lượng phân bón lót phù thuộc vào từng loại cây ăn quả.
+ Trộn đều toàn bộ lượng phân bón lót với đất đào từ hố lên, sau đó lấp lại xuống hố trồng.
- Bước 3: Trồng cây.
+ Khơi một hố nhỏ chính giữa hố trồng, xé bầu (nếu có).
+ Đặt cây vào hố và lấp đất cao hơn từ 2 cm đến 3 cm so với mặt bầu.
+ Sau khi trồng xong:
- Tưới đẫm nước.
- Cắm cọc để giữ cây không bị lay gốc.
- Phủ gốc cây bằng rơm, rạ, lá khô,... để giữ ẩm.
- Bước 4: Chăm sóc.
+ Tưới nước, bón phân thúc, phòng trừ sâu, bệnh hại phù hợp với từng loại cây ăn quả.
c. Thực hành
- Từng nhóm thực hiện trồng và chăm sóc cây ăn theo quy trình.
- Chú ý đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
- Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và đánh giá kết quả của nhóm khác theo các tiêu chí đã nêu ra.
- Các tiêu chí đánh giá gợi ý:
+ Chuẩn bị: Đầy đủ các chủng loại, số lượng của vật liệu, vật tư và dụng cụ.
+ Quy trình thực hiện: Đúng theo các bước, đúng thời gian.
+ Sản phẩm:
- Cây trồng đủ số lượng, đúng khoảng cách.
- Cây ngay ngắn, chắc chắn.
- Phủ gốc bằng vật liệu phù hợp.
- Độ ẩm đất quanh gốc thích hợp.
+ An toàn lao động:
- Sử dụng dụng cụ đúng chức năng và đúng cách.
- Không xảy ra mất an toàn trong quá trình thực hành.
- Cất giữ dụng cụ đúng quy định.
+ Vệ sinh môi trường:
- Tuân thủ nội quy thực hành.
- Không làm vương vãi trong quá trình thực hành.
- Dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ sau thực hành.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây