Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 7. Trang phục (Phần 2) SVIP
4. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC
4.1. Giặt, phơi
Việc giặt, phơi quần áo đúng cách trong quá trình sử dụng giúp:
- Quần áo được sạch, đẹp khi mặc.
- Giữ quần áo được bền lâu.
Quy trình giặt, phơi quần áo như sau:
* Bước 1. Chuẩn bị:
- Lấy các vật dụng trong túi quần, túi áo ra.
- Phân loại quần áo màu sáng, màu trắng với quần áo màu tối để giặt riêng.
* Bước 2. Thực hiện:
- Tẩy vết bẩn hoặc vò trước với xà phòng những chỗ bám bẩn nhiều như: cổ áo, nách áo, đáy quần.
- Giặt bằng tay:

+ Ngâm quần áo trong nước xà phòng khoảng từ 15 đến 30 phút.
+ Vò kĩ toàn bộ quần áo.
+ Xả nước nhiều lần cho sạch, có thể dùng thêm nước xả vải trong lần xả cuối.
- Giặt bằng máy:

+ Chọn mức nước và chế độ giặt phù hợp với quần áo.
+ Cho xà phòng và nước xả vải (nếu có) vào khoang giặt.
+ Khởi động máy để bắt đầu quá trình giặt, sấy.
* Bước 3. Hoàn tất:
- Phơi ngoài nắng:
+ Quần áo màu sáng.
+ Quần áo bằng vải bông, vải sợi pha.
- Phơi trong bóng râm:
+ Quần áo màu sẫm.
+ Quần áo bằng vải lụa nylon.
4.2. Là (ủi)

* Là quần áo là công việc cần thiết để làm phẳng chúng sau khi giặt sạch.
* Dụng cụ là gồm:
- Bàn là.
- Bình phun nước.
- Cầu là.
* Là quần áo giúp làm phẳng quần áo khi sử dụng.
* Quy trình là gồm các bước sau:
- Bước 1. Chuẩn bị:
+ Phân loại quần áo theo chất liệu vải.
- Bước 2. Thực hiện:
+ Điều chỉnh nhiệt độ của bàn là cho phù hợp với từng loại vải.
+ Là quần áo may bằng các loại vải có yêu cầu nhiệt độ thấp trước, các loại vải có yêu cầu nhiệt độ cao sau.
+ Đối với quần áo nhàu nhiều, trước khi là cần phun nước làm ẩm vải.
+ Cách là:
-
Đưa bàn là đều trên mặt vải.
-
Không dừng lâu ở một vị trí vì sẽ làm cháy áo quần.
- Bước 3. Hoàn tất:
+ Sau khi là xong, rút ngay phích cắm điện.
+ Dựng bàn là cho nguội hẳn trước khi cất vào nơi quy định.
* Lưu ý: Hạn chế là vào giờ cao điểm.
4.3. Cất giữ trang phục

Sau khi giặt sạch, phơi khô, cần cất giữ trang phục ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
- Các loại quần áo sử dụng thường xuyên:
+ Treo bằng móc áo.
+ Gấp gọn gàng vào ngăn tủ theo từng loại.
- Các loại quần áo ít dùng nên gói trong túi nylon để tránh:
+ Ẩm mốc.
+ Gián, côn trùng làm hư hỏng.
5. ĐỌC NHÃN HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC
5.1. Ý nghĩa của kí hiệu trên nhãn hướng dẫn
- Phần lớn quần áo may sẵn đều có đính nhãn ghi thành phần sợi dệt và kí hiệu quy định chế độ giặt, là để người sử dụng tuân theo, tránh làm hư hỏng sản phẩm.
- Dưới đây là một số kí hiệu giặt, là thông dụng.
|
Có thể giặt |
|
Có thể sấy |
|
Chỉ là với nhiệt độ thấp |
|
Không được giặt |
|
Không được sấy |
|
Có thể là với nhiệt độ trung bình |
|
Chỉ giặt bằng tay |
|
Có thể tẩy |
|
Có thể là với nhiệt độ cao (không quá 200°C) |
|
Có thể giặt với nhiệt độ cao nhất là 30°C |
|
Không được tẩy |
|
Không được là |
5.2. Các bước đọc nhãn hướng dẫn
- Bước 1. Xác định loại trang phục được gắn nhãn.
- Bước 2. Đọc thành phần sợi dệt trên nhãn
- Bước 3. Đọc các kí hiệu sử dụng và bảo quản.
- Bước 4. Ghi nhận cách sử dụng và bảo quản trang phục được gắn nhãn.
* Một số kí hiệu khác về giặt, là có thể gặp:
- Giặt với nhiệt độ thấp.

- Nên giặt khô.

- Sấy với nhiệt độ thấp.

- Không giặt khô.

Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây