Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 7. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối (phần 1). SVIP
I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH
1. Đặc điểm thực vật học
* Cây chuối có tên khoa học là Musa sp.
* Là loại cây ăn quả phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
* Các đặc điểm thực vật học chính của chuối:
a. Bộ rễ
- Rễ chuối thuộc loại rễ chùm, có hai loại:
+ Rễ ngang:
-
Mọc xung quanh củ chuối.
-
Phân bổ ở lớp đất mặt.
-
Sinh trưởng khỏe, có chức năng hút nước và dinh dưỡng nuôi cây.
+ Rễ thẳng:
-
Mọc ở phía dưới củ.
-
Tác dụng chủ yếu: giúp cây đứng vững.
b. Thân, cành
- Thân chuối là thân củ, nằm dưới mặt đất (thân thật).
- Phần thân trên mặt đất:
+ Là thân giả, có hình trụ.
+ Được hình thành bởi các bẹ lá xếp chồng lên nhau.
+ Cao từ 3 - 4 m.
+ Đường kính khoảng 20 – 30 cm tùy loài.
- Thân giả chứa 90% nước.
=> Cây chuối cần rất nhiều nước trong quá trình sinh trưởng, phát triển.
c. Lá
- Cây chuối trưởng thành có từ 10 - 15 lá tùy giống.
- Lá chuối có diện tích tương đối lớn:
+ Phiến lá có thể dài tới 3 m, rộng tới 0,6 m.
=> Dễ bị thoát hơi nước qua lá.
d. Hoa
- Hoa chuối thuộc loại hoa chùm.
- Gồm 3 loại:
+ Hoa cái.
+ Hoa lưỡng tính.
+ Hoa đực.
- Chỉ hoa cái có khả năng phát triển thành quả.
e. Quả
- Quả chuối ra thành nải trên trục hoa tạo thành buồng chuối.
- Số quả của mỗi nải và số nải của mỗi buồng tùy thuộc vào từng giống chuối.
- Khi quả chín thường có màu vàng, thịt quả mềm và vị ngọt.
2. Yêu cầu ngoại cảnh
a. Nhiệt độ
- Nhiệt độ thích hợp: 25°C - 35°C.
=> Chuối sinh trưởng, phát triển tốt.
- Nhiệt độ dưới 16°C: Cây chuối sinh trưởng chậm.
- Nhiệt độ dưới 12°C: Cây chuối ngừng sinh trưởng.
b. Lượng mưa và độ ẩm
- Cây chuối cần nhiều nước nhưng không chịu được ngập úng.
- Lượng mưa phù hợp: 1 200 - 2 400 mm/năm, phân bố đều trong các tháng.
c. Ánh sáng
- Cây chuối thích hợp với cường độ ánh sáng rộng, thích hợp trong khoảng 1 000 - 10 000 Lux.
- Để đạt năng suất và chất lượng quả tốt, cần nhiều ánh sáng vào thời kì ra hoa và mang quả.
d. Đất trồng
- Chuối là cây dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất: đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa,...
- Bộ rễ chuối khá mềm, dễ bị tổn thương khi gặp điều kiện bất lợi (đặc biệt là ngập úng).
=> Đất phải thoát nước tốt, độ pH: 6,0 - 7,4.
e. Gió
- Cây chuối dễ bị ảnh hưởng bởi gió mạnh.
- Gió mạnh:
+ Tạo ra sự thoát hơi nước bất thường.
+ Gây rách lá và gãy đổ cây.
II. QUY TRÌNH KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Kĩ thuật trồng
a. Thời vụ
- Miền Nam: Trồng từ đầu đến giữa mùa mưa (tháng 5 đến tháng 8).
=> Cây chuối sau khi trồng được sinh trưởng trong điều kiện mưa nhiều.
- Miền Bắc:
+ Vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4).
+ Vụ thu (tháng 8 đến tháng 10).
b. Khoảng cách
- Chuối tiêu:
+ Cây cách cây 2 m.
+ Hàng cách hàng 2 - 2,5 m.
+ Mật độ 2 000 - 2 500 cây/ha.
- Chuối tây:
+ Cây cách cây 2 m.
+ Hàng cách hàng 2 - 2,8 m.
+ Mật độ 1 800 - 2 000 cây/ha.
c. Chuẩn bị hố trồng
- Đào hố kích thước 40 cm x 40 cm x 40 cm.
- Bón phân lót:
+ Mỗi hố khoảng 15 kg phân hữu cơ và 380 g - 410 g super lân.
- Trộn đều phần đất đã đào với toàn bộ phân bón lót.
+ Lấp trở lại hố trồng.
d. Trồng cây
- Tạo hố nhỏ ở giữa hố trồng.
- Xé bỏ túi bầu.
- Đặt cây xuống hố trồng.
- Lấp đất và nén chặt đất xung quanh bầu (đất cao hơn mặt bầu 5 cm).
- Dùng nylon che phủ đất.
=> Ngăn cỏ dại và giữ ẩm.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây