Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 7. Giới thiệu về phân bón SVIP
I. PHÂN BÓN VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN
- Phân bón:
+ Là sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
→ Giúp tăng năng suất và chất lượng cây trồng.
+ Các chất dinh dưỡng chính trong phân bón là đạm (N), lân (P) và kali (K).
- Vai trò của phân bón:
+ Giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
+ Làm tăng thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất.
+ Phân bón còn có tác dụng cải tạo đất.
Câu hỏi:
@205850333597@@205850334319@
II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN PHỔ BIẾN
1. Phân bón hóa học
a. Khái niệm
- Phân bón hóa học: loại phân bón sản xuất theo quy trình công nghiệp.
- Nguyên liệu: sử dụng nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.
- Các loại phân bón:
+ Phân đạm.
+ Phân lân.
+ Phân kali.
+ Phân hỗn hợp (chứa hai hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng).
+ Phân vi lượng (chứa các nguyên tố vi lượng).
b. Đặc điểm
- Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.
- Ví dụ:
+ Phân urea chứa 46% đạm.
+ Phân \(\left(NH_4^{}\right)_2^{}SO_4^{}\) chứa 20,8% đến 21% đạm.
+ Phân lân nung chảy chứa từ 15% đến 21% \(P_2^{}O_5^{}\).
+ Phân \(KCL_{}^{}\) chứa từ 58% đến 62% \(K_2^{}O\).
+ Phân bón hóa học dễ hòa tan trong nước và giúp cây hấp thụ nhanh.
- Tác hại:
+ Dễ làm đất hóa chua (đặc biệt là phân đạm và phân kali).
+ Có thể gây hại sinh vật đất, làm tổn hại đất và sức khỏe con người.
Câu hỏi:
@205850335467@@205850336945@
2. Phân bón hữu cơ
a. Khái niệm
- Phân bón hữu cơ: Là các chất hữu cơ được vùi vào đất, dùng trong nông nghiệp.
→ Để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất.
- Các loại phân bón hữu cơ phổ biến:
+ Phân chuồng (phân gia súc, gia cầm)
+ Than bùn.
+ Phân xanh.
+ Phân rác (như rác thải hữu cơ từ rác thải đô thị và sinh hoạt).
+ Các tàn dư thực vật được xử lí làm phân bón.
b. Đặc điểm
- Đặc điểm phân bón hữu cơ:
+ Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng:
- Đa dạng nhưng không ổn định, có thể chứa hơn 80% nước.
- Các chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali có tỉ lệ thấp.
+ Hiệu quả chậm: Cây không thể sử dụng ngay các chất dinh dưỡng mà phải qua quá trình khoáng hóa để chuyển thành chất khoáng có thể sử dụng.
+ Tác động đến đất: Không làm hại đất mà còn giúp tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp cho đất.
- Lưu ý: Phân bón hữu cơ có thể được sử dụng rộng rãi trong các gia đình và địa phương.
Câu hỏi:
@205850337496@@205850338609@
3. Phân bón vi sinh
a. Khái niệm
- Khái niệm:
+ Phân bón vi sinh chứa vi sinh vật sống.
+ Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ hoặc vi sinh vật chuyển hóa lân.
b. Đặc điểm
- Đặc điểm phân bón vi sinh:
+ Chứa vi sinh vật sống: Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.
→ Nên phân bón vi sinh có thời gian sử dụng ngắn.
+ Chỉ thích hợp với một số cây trồng: Mỗi loại phân vi sinh chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định.
+ An toàn: Phân bón vi sinh an toàn cho con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
+ Tác động đất: Phân bón vi sinh không làm hại đất mà còn có tác dụng tăng độ phì nhiêu và cải tạo đất.
- Lưu ý: Cần tìm hiểu thêm về các loại phân bón vi sinh từ sách, báo, và các nguồn tài liệu khác.
Câu hỏi:
@205850339397@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây