Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 7: Đạo đức kinh doanh. SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
1. Tìm hiểu quan niệm và biểu hiện của đạo đức kinh doanh.
a. Quan niệm về đạo đức kinh doanh.
Kéo thả đáp án đúng điền vào chỗ trỗng.
- Là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản.
- Được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh.
- Có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của chủ thể trong kinh doanh.
Ví dụ: Nhà hàng A phổ biến nhân viên chấp hành đạo đức kinh doanh: Nhiệt tình, hiếu khách, chăm chỉ.
b. Biểu hiện của đạo đức kinh doanh.
- Trách nhiệm:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Tạo giá trị cho doanh nghiệp, cho xã hội.
+ Tuân thủ pháp luật.
+ Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Trung thực:
+ Giữ chữ tín trong kinh doanh.
+ Công bằng, liêm chính.
- Nguyên tắc:
+ Thực hiện đúng quy định của đơn vị.
+ Đảm bảo bí mật.
- Tôn trọng con người:
+ Bảo đảm quyền lợi của nhân viên.
+ Tôn trọng khách hàng, đối thủ cạnh tranh.
- Gắn kết các lợi ích: Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội.
Ví dụ: Quán cà phê H luôn xác định phát triển kinh doanh gắn liền bảo vệ môi trường nên phổ biến việc sử dụng cốc giấy thay cho cốc nhựa.
2. Tìm hiểu vai trò của đạo đức kinh doanh.
- Thực hiện đạo đức kinh doanh góp phần:
+ Điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực.
+ Nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp.
+ Làm hài lòng khách hàng.
+ Tạo nên sự vững mạnh của nền kinh tế.
Ví dụ: Nhà hàng M nhờ nhiệt tình đón tiếp khách hàng, chất lượng món ăn lại luôn đảm bảo hợp vệ sinh nên khách hàng luôn rất đông.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây