Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 6: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII (phần I) SVIP
1. Những nét chính về tình hình kinh tế
a) Nông nghiệp
- Ở Đàng Ngoài, thời kì Mạc Đăng Doanh trị vì (1530 - 1540) phát triển thịnh trị, nông nghiệp được mùa, nhà nhà no đủ.
+ Nhưng từ khi đất nước lâm vào các cuộc xung đột từ Nam - Bắc triều (1533 - 1592) đến Trịnh Nguyễn phân tranh (1627 - 1672), kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ruộng đất bỏ hoang không có người cấy cày.
+ Vào cuối thế kỉ XVII, xung đột chấm dứt, nền nông nghiệp mới dần ổn định trở lại.
- Ở Đàng Trong, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của các chúa Nguyễn có tác dụng tích cực nên nông nghiệp phát triển rõ rệt.
+ Vùng lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long là những vùng nông nghiệp trù phú nhất cả nước trong các thế kỉ XVII - XVIII.
+ Sự phát triển của nông nghiệp dẫn đến sự hình thành của một tầng lớp địa chủ lớn, có nhiều ruộng đất.
=> Nhìn chung, cho đến đầu thế kỉ XVIII, đất khai hoang vẫn còn nhiều, chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của các chúa Nguyễn vẫn còn tác dụng nên tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng như ở Đàng Ngoài.
b) Thủ công nghiệp
- Bên cạnh sự phát triển của nhiều nghề thủ công truyền thống như: làm gốm sứ, dệt lụa, làm giấy, đúc đồng,... một số nghề thủ công mới xuất hiện và phổ biến trong các thế kỉ XVII, XVIII như: khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường cát trắng,...
- Các làng nghề nổi tiếng thời kì này như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), làng giấy Yên Thái (Hà Nội), làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), các làng làm đường ở Quảng Nam,... Người dân ở các làng nghề vừa sản xuất hàng thủ công, vừa làm ruộng. Một số thợ thủ công dời làng, lên thành thị, lập phường, vừa sản xuất vừa bán hàng.
c) Thương nghiệp và sự hưng khởi của các đô thị
- Từ thế kỉ XVII, hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến, cả ở Đàng Trong, Đàng Ngoài. Nơi đâu cũng có chợ, chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường họp theo phiên.
- Đàng Ngoài:
+ Đất Kinh kì phố chợ nhộn nhịp nên người dân gọi là Thăng Long thời kì này là Kẻ Chợ (người ở thị thành). Kẻ Chợ nhà cửa san sát, có 36 phố phường.
+ Cùng với Kẻ Chợ, còn nổi tiếng với Phố Hiến (Hưng Yên), dân gian có câu: "Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì Phố Hiến".
- Đàng Trong có Thanh Hà "Đại Minh khách phố" bên bờ sông Hương (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Bến Nghé - Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh), Cù lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai), Mỹ Tho (Tiền Giang), Hà Tiên (Kiên Giang).
Hội An là cảng thị lớn nhất Đàng Trong và là nới cập bến của nhiều thuyền buôn nước ngoài. Ngoài người Nhật, người Hoa, thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp cũng thường xuyên lui tới Hội An. Họ bán vũ khí, hàng mĩ nghệ, thực phẩm đã chế biến, kẽm, bạc,... và mua đủ thứ như: tơ lụa, lâm sản quý, yến sào, nông sản.
(Theo Trương Hữu Quýnh, Đại cương Lịch sử Việt Nam, Toàn tập, NXB Giáo dục, 2001, tr.379)
- Người nước ngoài mang đến Đại Việt những mặt hàng như len dạ, bạc, đồng,... Vũ khí được chúa Trịnh, chúa Nguyễn ưu tiên mua bán với Bồ Đào Nha và Hà Lan. Đổi lại, người Việt bán cho họ tơ lụa, đường trắng, đồ gốm, lâm sản,... Ở các cảng Nam Bộ, gạo còn là mặt hàng xuất khẩu. Thương nhân nhiều nước Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan, Anh, Pháp đã xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây