Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 6. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng (phần 2) SVIP
2. Kĩ thuật chăm sóc
a. Làm cỏ, vun xới
- Làm cỏ, vun xới quanh gốc cây từ 2 đến 3 lần/năm.
- Có thể trồng xen cây họ Đậu để hạn chế cỏ dại và cải tạo đất.
b. Bón phân thúc
* Lượng bón:
- Lượng phân bón hàng năm cho cây tiến hành theo bảng:
Thời kì | Lượng phân bón (kg/cây/năm) | |||
Phân hữu cơ | Phân đạm | Phân lân | Phân kali | |
Thời kì kiến thiết cơ bản | 10,0 - 30,0 | 0,4 - 1,3 | 0,5 - 2,0 | 0,2 - 8,5 |
Thời kì kinh doanh | 50,0 - 70,0 | 1,6 - 2,6 | 2,5 - 4,0 | 1,3 - 2,0 |
* Thời điểm và mục đích bón phân:
- Thời kì kiến thiết cơ bản:
+ Bón làm 4 - 9 lần.
+ Bón vào các thời điểm trước và sau khi cây ra lộc.
=> Để thúc đẩy các đợt lộc.
- Thời kì kinh doanh:
Thời điểm bón phân | Lượng và loại phân bón | Mục đích bón phân |
Lần 1 (sau thu hoạch quả) | 100% phân hữu cơ + 40% phân đạm + 30% phân lân + 25% phân kali. | Khôi phục sinh trưởng của cây. |
Lần 2 (khi cây ra hoa) | 20% phân đạm + 40% phân lân + 25% phân kali. | Thúc đẩy quá trình ra hoa, đậu quả. |
Lần 3 (sau đậu quả 2 tuần) | 20% phân đạm + 15% phân lân + 20% phân kali. | Thúc quả non lớn. |
Lần 4 (sau lần 3 một tháng) | 20% phân đạm + 15% phân lân + 30% phân kali. | Tăng cường tích lũy vật chất trong quả, nâng cao chất lượng quả. |
* Cách bón:
- Thời kì kiến thiết cơ bản:
+ Phân bón có thể pha vào nước để tưới gốc hoặc xới nhẹ xung quanh gốc rồi rắc phân.
+ Sau đó tưới nước giữ ẩm.
- Thời kì kinh doanh:
+ Lần bón sau thu hoạch (lần 1), kết hợp bón một phần phân hữu cơ và toàn bộ lượng phân hữu cơ bằng cách:
-
Đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 20 - 30 cm, sâu khoảng 15 - 20 cm.
-
Rải phân hữu cơ xuống trước, sau đó đến phân vô cơ.
-
Lấp đất và tưới nước giữ ẩm.
+ Các lần bón sau:
-
Có thể hòa tan phân vào nước để tưới cho cây.
-
Hoặc rải phân trên mặt đất dưới hình chiếu tán cây, tưới nước để phân tan và ngấm vào đất.
-
Tưới giữ ẩm thường xuyên.
c. Tưới nước
- Thời kì kiến thiết cơ bản:
+ Cần cung cấp nước đầy đủ quanh năm, để cây sinh trưởng.
=> Mục đích:
-
Tạo bộ khung tán khoẻ mạnh.
-
Tạo cơ sở cho việc hình thành năng suất trong thời kì kinh doanh sau.
- Thời kì kinh doanh:
+ Cần nhiều nước vào giai đoạn:
-
Sau thu hoạch.
-
Cây ra lộc.
-
Cây bắt đầu ra hoa.
-
Quả đang lớn.
+ Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa: hạn chế tưới nước.
=> Tạo điều kiện cho cây phân hóa mầm hoa.
d. Một số sâu, bệnh hại và biện pháp phòng trừ
* Một số loại sâu hại:
- Sâu đục hoa, quả (Conogethes punctiferalis Guen):
+ Trưởng thành thường đẻ trứng trên các chùm hoa, quả non.
+ Sâu non nở ra ăn vào bên trong làm hỏng hoa, quả bị hư hỏng, biến dạng và rụng.
+ Vết sâu ăn còn tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh tấn công.
=> Làm thối quả, giảm giá trị thương phẩm.
- Rầy phấn (Allocaridara malayensis Crawford):
+ Trưởng thành và ấu trùng sống ở mặt dưới lá, chích hút các lá non.
+ Lá bị hại có những chấm màu nâu, rỉ mật, rụng hàng loạt khi bị nặng.
=> Ảnh hưởng đến sự phát triển, đậu quả của cây.
+ Rầy tiết mật ngọt khiến nấm bồ hóng phát triển.
+ Rầy phát triển với mật độ và số lượng cao trong các tháng mùa nắng.
- Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis):
+ Tấn công, gây hại chủ yếu trong mùa nắng, trên lộc non, hoa và quả non.
=> Làm lá non rụng, không phát triển được; hoa phát triển không bình thường hoặc rụng.
- Rệp sáp hại quả (Planococcus sp.):
+ Gây hại trong suốt giai đoạn phát triển của quả, từ khi còn nhỏ đến lúc chín.
+ Chúng chích hút nhựa làm quả bị rụng sớm.
+ Chất bài tiết của rệp có đường, tạo môi trường thích hợp cho nấm bồ hóng phát triển.
=> Khiến quả bị phủ một lớp bồ hóng màu đen bẩn, giảm phẩm chất quả.
- Sâu đục thân (Batocera rufomaculata De Geer):
+ Trưởng thành là con xén tóc.
+ Đẻ trứng trong các vết nứt hay vết thương ở trên thân cây.
+ Sâu non:
-
Sau khi nở ăn vỏ cây thành các đường ngoằn ngoèo.
-
Sau đó đục vào phần gỗ, làm thành các đường hầm ngoằn ngoèo trong thân cây.
+ Cành bị sâu đục có thể bị gãy hoặc chết.
* Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh vườn, cắt tỉa, tạo độ thông thoáng để hạn chế nơi trú ngụ của các loài sâu hại.
- Ngắt bỏ, thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị nhiễm sâu hại nặng.
- Bảo vệ các loài thiên địch: kiến sư tử, chim sâu, bọ ngựa, bọ rùa,...
- Kiểm tra, phát hiện sớm để bắt sâu bằng biện pháp thủ công như:
+ Ngắt bỏ ổ trứng, ổ sâu non hay bắt trưởng thành.
+ Dùng bẫy để bắt và diệt sâu hại.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
+ Chỉ sử dụng các loại thuốc được phép sử dụng.
+ Ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học.
* Một số bệnh hại:
- Bệnh xì mủ chảy nhựa:
+ Do nấm Phytophthora palmivora gây ra.
+ Phát triển mạnh trong điều kiện:
-
Nhiệt độ thấp.
-
Độ ẩm cao.
-
Mưa nhiều.
-
Mật độ trồng cây quá dày.
+ Gây hại hầu hết bộ phận của cây như rễ, thân, cành, lá và quả.
+ Ban đầu vết bệnh thường có màu nâu đen, về sau có hiện tượng chảy nhựa, quả có thể bị thối.
- Bệnh thán thư:
+ Do nấm Colletotrichum zibethinum gây ra, chủ yếu trên lá.
+ Vết bệnh màu nâu đậm, xuất hiện từ mép lá hay chóp lá, sau đó lan dần vào trong phiến lá.
+ Vết bệnh lâu ngày có những vòng đen đồng tâm.
- Bệnh thối quả:
+ Do nấm Sclerotium rolfsii và Phytophthora sp. gây ra.
+ Vết bệnh khởi đầu là chấm nhỏ màu nâu đen, sau đó lan rộng và ăn sâu làm quả bị thối.
* Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng giống kháng bệnh.
- Cắt tỉa cho tán cây thông thoáng:
+ Tỉa bỏ và tiêu hủy cành bị bệnh nặng.
+ Quét vôi vào phần thân từ cao 1,0 m đến 1,5 m xuống tới gốc cây.
- Bón phân cân đối kết hợp sử dụng các chế phẩm vi sinh vật đối kháng như Trichoderma.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
+ Các loại thuốc có gốc đồng hoặc hoạt chất metalaxyl, mancozeb,...
+ Phun phòng ngay sau khi cây bắt đầu ra các đợt lộc non, khi cây ra hoa, khi quả non đang lớn.
+ Dừng phun, đảm bảo an cách li an toàn trước khi thu hoạch quả.
III. KĨ THUẬT CẮT TỈA, TẠO TÁN
1. Thời kì kiến thiết cơ bản
- Tỉa cành, tạo tán ngay từ năm đầu tiên và thực hiện thường xuyên ở những năm sau:
+ Bỏ các cành cấp 1 mọc ở vị trí không hợp lí để tạo tán cho cây có nhiều tầng tán.
+ Tạo tầng tán đầu tiên ở vị trí cách mặt đất khoảng 1,0 m.
+ Mỗi tầng tán để từ 3 đến 4 cành cấp 1, cách nhau khoảng 0,4 - 0,6 m.
2. Thời kì kinh doanh
- Đối với cây đã vào giai đoạn cho quả, cắt tỉa ở thời điểm sau thu hoạch.
- Thời điểm sau thu hoạch:
+ Bỏ các cành đã già yếu, cành bệnh, bị sâu, những chồi mọc thẳng đứng hoặc đâm xuống dưới.
+ Tỉa bớt cành tạo cho tán cho cây có độ thông thoáng.
IV. KĨ THUẬT ĐIỀU KHIỂN RA HOA, ĐẬU QUẢ
1. Điều khiển ra hoa
- Kích thích tạo mầm hoa:
+ Sau khi bón phân lần 2 từ 30 ngày đến 40 ngày, tiến hành tạo khô hạn kết hợp với phun Paclobutrazol nồng độ từ 0,001% đến 0,0015% lên hai mặt của lá cây.
- Kích thích ra hoa:
+ Khi cây ra hoa được 0,5 cm (sau kích thích tạo mầm hoa từ 30 đến 40 ngày), tiến hành tưới nước trở lại ngay một lần để giúp hoa phát triển tốt.
2. Tăng khả năng đậu quả
- Sau khi hoa nở, tiến hành phun phân bón lá chứa Ca, Bo, K theo khuyến cáo.
- Thụ phấn cho các chùm hoa ở giữa cành để tăng tỉ lệ đậu quả.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây