Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 5. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài (Phần 2) SVIP
III. QUY TRÌNH KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI
5. Bón phân
a. Bón phân ở thời kì trước khi thu hoạch quả:
- Bón phân cho cây từ khi trồng đến khi cây được 3 năm tuổi.
- Sử dụng phân NPK 20-20-15, bón hai tháng một lần.
- Lượng phân bón tăng dần 0,1 – 0,2 kg/cây.
b.Bón phân ở thời kỳ thu hoạch quả
- Từ năm thứ 4, khi có thể thu hoạch quả:
+ Lượng phân bón được chia thành 5 lần
=> Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.
Lần | Thời điểm bón phân |
Lượng và loại phân bón (kg/cây/năm) |
1 | Sau khi thu hoạch quả | 10 – 20 kg phân hữu cơ; 0,5 kg super lân; 0,25 kg đạm urea; 0,3 – 0,4 kg phân NPK. |
2 | Khi đọt lộc thứ hai xuất hiện | 0,25 kg đạm urea; 0,3 – 0,4 kg phân NPK. |
3 | Khi xuất hiện nụ | 0,3 – 0,4 kg phân NPK; 0,2 kg phân KCl. |
4 | Khi quả có đường kính 3 – 4 cm | 0,3 – 0,4 kg phân NPK; 0,2 kg phân KCl. |
5 | Quả phát triển to | 0,3 – 0,4 kg phân NPK; 0,2 kg phân KCl. |
- Cây xoài có nhiều rễ nhánh, rễ mới tập trung ở mép tán cây.
=> Bón phân theo mép tán cây sẽ giúp cây hấp thụ dinh dưỡng thuận lợi.
6. Tưới nước
- Sau khi trồng xong:
+ Cần tưới nước ngay.
+ Nén phủ kín gốc bằng lá cây, cỏ khô hoặc rơm để giữ ẩm.
- Duy trì tưới nước:
+ Lượng 10 – 20 lít/cây.
+ 2 lần trong một tuần tới khi cây 3 năm tuổi.
- Trước khi ra hoa 2 – 3 tháng:
+ Ngừng tưới nước để đất có độ ẩm thấp
=> Kích thích lá lộc non và thuận lợi cho cây phân hóa mầm hoa.
- Giai đoạn ra hoa:
+ Cần duy trì độ ẩm đất khoảng 65 – 80%.
+ Nếu độ ẩm đất thấp: cần tưới 2 – 3 ngày một lần với lượng 30 – 50 lít/cây.
- Nên áp dụng phương pháp tưới phun mưa hoặc nhỏ giọt.
=> Để tiết kiệm nước và công lao động.
- Do khả năng chịu hạn tốt;
=> Xoài có thể hầu như không cần tưới nước ở giai đoạn không phải mùa hoa và quả.
7. Phòng trừ sâu, bệnh
- Cây xoài có những loài sâu hại chính như:
+ Rầy xanh (rầy nhảy).
+ Ruồi đục quả.
+ Rệp.
+ Câu cấu.
- Các loại bệnh hại phổ biến ở cây xoài như:
+ Bệnh thán thư.
+ Bệnh nấm hồng.
+ Bệnh nấm phấn trắng.
+ Bệnh thối quả.
- Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh:
+ Biện pháp cơ giới:
-
Bắt câu cấu, cắt bỏ cành sâu, bệnh hại nghiêm trọng.
-
Bọc quả xoài từ khi có đường kính 4 – 5 cm đến khi thu hoạch.
+ Biện pháp canh tác:
-
Tăng cường bón phân hữu cơ, cắt tỉa cành, tạo tán thông thoáng, thoát nước tốt.
+ Biện pháp sinh học:
-
Sử dụng chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh có chứa Bacillus spp., Streptomyces spp. và Trichoderma spp..
-
Chế phẩm chứa nấm xanh, nấm trắng phòng trừ sâu hại hoặc sử dụng thiên địch như bọ xít bắt câu cấu, ký sinh vàng bắt rầy mềm làm mồi.
+ Biện pháp hóa học:
- Sử dụng thuốc có thành phần thiamethoxam, acetamiprid
=> Để diệt trừ sâu hại như rầy xanh, câu cấu.
- Sử dụng thuốc trừ nấm như thuốc gốc đồng, thuốc gốc metalaxyl, mancozeb, propiconazole
=> Để phòng trừ bệnh hại nặng như bệnh nấm hồng, thối cuống quả, thán thư.
8. Tỉa cành và tạo tán
- Mục đích:
+ Tỉa cành và tạo tán giúp cây thông thoáng, tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới, giảm sâu bệnh.
- Quy trình tỉa cành:
+ Tỉa thân chính ở vị trí khoảng 0,7 m để cắt bỏ ngọn, giúp cây ra nhiều lộc, sau đó chọn để lại 3 cành cấp 1 hướng đều về các phía.
+ Khi cành cấp 1 đã ra hai đợt lộc và khi lá đã có màu xanh đậm: bấm ngọn để lại dài 30 – 40 cm nhằm tạo cành cấp 2.
+ Làm tương tự với cành cấp 2 để tạo cành cấp 3.
+ Hạn chế chiều cao cây khoảng 3 – 4 m để thuận lợi cho việc chăm sóc.
- Kĩ thuật tỉa cành từ năm thứ ba:
+ Sau khi cây đã có quả, tỉa cành mọc thẳng đứng, cành trong tán, cành mọc chúc xuống đất, cành bị sâu bệnh, cành bắt chéo, cành che lấp hoặc mọc dày.
+ Cắt tỉa để tạo hình tán bằng cách vìn cành, nên vin cành cấp 1 để tạo thành góc 45° – 60° so với thân chính.
+ Khi cây ra hoa, tỉa bớt những chùm hoa nhỏ, nhiều chùm gần nhau.
+ Khi quả có đường kính 3 – 5 cm, tỉa bớt để mỗi chùm chỉ để lại 1 – 3 quả.
9. Điều khiển ra hoa, đậu quả
- Cây xoài thường ra quả một lần mỗi năm.
- Để thu hoạch được hai vụ quả, cần xử lí ra hoa lần thứ hai trong năm.
- Xử lí ra hoa bằng cách:
+ Phun Ethrel nồng độ 0,5 ml/l
+ Hoặc tưới Paclobutrazol với liều lượng 1 – 2 g/m đường kính tán, kết hợp phun potassium nitrate (KNO₃) nồng độ 2,0 – 2,5%.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây