Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 5. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài (phần 2) SVIP
II. QUY TRÌNH KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
2. Kĩ thuật chăm sóc
a. Làm cỏ, vun xới
- Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây từ 2 lần đến 3 lần/năm.
=> Để:
+ Diệt cỏ dại.
+ Làm thoáng đất.
+ Tránh sâu bệnh.
+ Làm cho đất tơi xốp.
b. Bón phân thúc
* Lượng bón:
- Lượng bón hàng năm cho cây xoài tiến hành theo bảng:
Thời kì | Lượng phân bón (kg/cây/năm) | |||
Phân hữu cơ | Phân đạm | Phân lân | Phân kali | |
Thời kì kiến thiết cơ bản | 15,0 - 30,0 | 0,3 - 1,0 | 0,5 - 1,8 | 0,3 - 0,6 |
Thời kì kinh doanh | 50,0 - 70,0 | 1,3 - 3,5 | 2,0 - 5,5 | 0,8 - 2,0 |
* Thời điểm và mục đích bón phân:
- Thời kì kiến thiết cơ bản: Bón 4 đến 5 lần/năm vào giai đoạn xoài ra lộc mới (tháng 2 đến tháng 10).
- Thời kì kinh doanh: Lượng phân bón được chia làm 4 lần.
Thời điểm bón phân | Lượng và loại phân bón | Mục đích bón phân |
Lần 1 (sau thu hoạch quả) | 75% phân hữu cơ + 60% phân đạm + 50% phân lân + 40% phân kali. | Khôi phục sinh trưởng của cây. |
Lần 2 (khi cây bắt đầu ra hoa) | 50% phân lân + 30% phân kali. | Thúc đẩy quá trình ra hoa, đậu quả. |
Lần 3 (sau đậu quả 3 tuần) | 25% phân hữu cơ + 20% phân đạm + 15% phân kali. | Thúc quả non lớn. |
Lần 4 (sau lần 3 một tháng) | 20% phân đạm + 15% phân kali. | Tăng cường tích lũy vật chất trong quả, nâng cao chất lượng quả. |
* Cách bón:
- Bón lần 1:
+ Kết hợp bón phân vô cơ và toàn bộ lượng phân hữu cơ bằng cách:
-
Đào rãnh rộng khoảng 20 - 30cm, sâu khoảng 15 - 20cm xung quanh theo hình chiếu của tán cây.
-
Rải phân hữu cơ xuống trước.
-
Sau đó đến phân vô cơ, lấp đất và tưới nước giữ ẩm.
+ Các lần bón sau:
-
Hòa loãng phân vào nước để tưới cho cây.
-
Hoặc rải đều phân theo hình chiếu của tán cây.
-
Tưới nước để phân tan và ngấm vào đất.
-
Đảm bảo tưới giữ ẩm thường xuyên để cây hấp thụ phân bón hiệu quả.
c. Tưới nước
- Thời kì kiến thiết cơ bản:
+ Tưới 2 ngày đến 3 ngày tưới một lần.
+ Mỗi lần tưới từ 10 lít đến 15 lít nước tùy theo độ tuổi cây.
- Thời kì kinh doanh:
+ Tưới định kì hoặc theo nhu cầu.
+ Đảm bảo tưới đủ nước.
+ Ưu tiên: Sử dụng các biện pháp tưới tiết kiệm.
=> Để bảo vệ nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.
d. Một số sâu, bệnh hại và biện pháp phòng, trừ
* Một số loại sâu hại:
- Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis):
+ Bọ trĩ đẻ trứng trong mô lá non, quả non hoặc trong cành non.
+ Trưởng thành và ấu trùng chích hút, gây hại trên các bộ phận non như chồi non, lá non, hoa và quả non.
+ Biểu hiện:
-
Lá bị cong queo, mép cụp xuống.
-
Chồi non không phát triển được, thui rụng.
-
Hoa bị rụng hàng loạt.
-
Quả có màu xám, sần sùi.
- Ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis):
+ Trưởng thành đẻ trứng ở dưới vỏ quả.
+ Sau khoảng 2 - 3 ngày trứng nở thành sâu non đục phá thịt quả thành những đường hầm làm cho thịt quả bị thối.
- Rầy bông (Idioscopus niveosparsus):
+ Trưởng thành và ấu trùng chích hút nhựa của hoa và lá non.
+ Hoa bị rầy chích hút sẽ trở nên nâu, khô và sau đó sẽ rụng.
+ Rầy con tiết ra mật ngọt, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển.
- Câu cấu (Hypomeces squamosus):
+ Là một loài bọ cánh cứng.
+ Chúng ăn lá non làm khuyết lá, cắn đứt chồi non.
+ Nếu mật độ cao, chúng sẽ ăn làm cho lá xoài xơ xác.
- Sâu đục thân (Plocaederus ruficornis):
+ Trưởng thành đẻ trứng ở những vết thương trên thân và cành cây.
+ Trứng nở thành sâu non ăn phần vỏ rồi đục vào trong thân, cành.
=> Làm cho thân, cành sinh trưởng kém hoặc có thể bị gãy, làm chết cây.
* Biện pháp phòng, trừ:
- Chăm sóc, bón phân cân đối, tạo điều kiện cho cây ra lộc, ra hoa tập trung.
- Sau thu hoạch tiến hành tỉa cành để hạn chế sự phát triển của sâu hại.
- Cắt bỏ, thu gom các bộ phận bị hại của cây đem tiêu hủy.
- Phát hiện, tiêm thuốc trừ sâu vào sâu non ăn bên trong thân hoặc cành cây, đậy kín vết thương bằng đất sét.
- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng để phòng, trừ.
* Một số bệnh hại:
- Bệnh thán thư:
+ Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.
+ Thường xuất hiện và gây bệnh nặng trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao.
+ Bệnh gây hại trên lá, hoa, quả, gây ra những đốm đen, có thể làm rụng hoa, quả non.
- Bệnh phấn trắng:
+ Do nấm Oidium mangiferae gây ra.
+ Khi bệnh xuất hiện, các sợi nấm màu trắng tạo thành từng đám trắng như bụi phấn.
+ Bệnh chủ yếu gây hại trên hoa và gây ra hiện tượng rụng hoa, quả non.
- Bệnh xì mủ:
+ Do vi khuẩn Xanthomonas campestris gây ra.
+ Bệnh thường gây hại trên lá, quả.
+ Vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương do gió, tạo ra:
-
Các vết đen có quầng vàng trên lá.
-
Vết đen dài và xì mủ trên quả.
+ Bệnh nặng có thể làm lá bị khô và rụng.
* Biện pháp phòng, trừ:
- Cắt tỉa cho cây thông thoáng; loại bỏ, thu gom và tiêu hủy các bộ phận của cây bị bệnh nặng.
- Bón phân hữu cơ kết hợp bón bổ sung nấm đối kháng Trichoderma vào đất xung quanh gốc cây.
- Bao quả bằng túi bao chuyên dụng để ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
- Sử dụng các loại thuốc gốc đồng hoặc các loại thuốc trong danh mục được phép sử dụng để phòng trừ.
III. KĨ THUẬT CẮT TỈA, TẠO TÁN
1. Thời kì kiến thiết cơ bản
- Khi cây có chiều cao từ 1,0 m đến 1,2 m:
+ Tiến hành bấm ngọn.
+ Để lại độ cao của thân chính từ 0,6 m đến 0,8 m.
- Khi các chồi mọc ra:
+ Chọn giữ lại từ 2 đến 3 chồi khỏe, phân bố đều ra các hướng làm cành cấp 1.
- Khi cành cấp 1 dài khoảng 1,0 – 1,2 m:
+ Tiếp tục cắt tỉa để tạo cành cấp 2.
+ Làm tương tự để tạo cành cấp 3.
2. Thời kì kinh doanh
- Cây xoài có khả năng sinh trưởng rất khỏe.
=> Hàng năm cần tỉa thưa và cắt ngắn đầu cành để không chế tán cây.
- Cần cắt bỏ những cành bị sâu, bệnh, cành bị chèn khúc bên trong tán.
IV. KĨ THUẬT ĐIỀU KHIỂN RA HOA, ĐẬU QUẢ
1. Điều khiển ra hoa
* Kích thích ra mầm hoa:
- Sau thu hoạch khoảng 45 ngày:
+ Sử dụng Paclobutrazol 10% với liều lượng 10 g đến 20 g/m đường kính tán.
+ Hòa tan với khoảng 20 - 30 lít nước.
+ Tưới đều xung quanh tán cây.
* Kích thích ra hoa:
- Sau khi xử lý Paclobutrazol từ 40 ngày đến 60 ngày:
+ Tiến hành phun KNO₃ 3% (lần 1).
+ Sau 7 ngày phun KNO₃ 1,5% (lần 2).
+ Phun ướt đều trên hai mặt lá.
2. Tăng khả năng đậu quả
- Sử dụng:
+ GA₃ nồng độ từ 0,002% - 0,4%.
+ Hoặc H₃BO₃ 0,01%.
- Phun vào các thời điểm:
+ Trước khi cây nở hoa.
+ 30% hoa nở.
+ Cây vừa đậu quả.
=> Tăng tỉ lệ đậu quả.
- Sau khi đậu quả 2 tuần:
+ Phun các chế phẩm chống rụng quả non như GA₃ 0,001%.
+ Phun lại lần 2 sau 7 - 10 ngày.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây