Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 4: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại (phần II) SVIP
2. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại (phần II)
b) Những thành tựu tiêu biểu của văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại
Một số thành tựu cơ bản của văn minh Ấn Độ thời kì cổ-trung đại là:
- Về tư tưởng, tôn giáo: Hin đu giáo và Phật giáo là hai tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu của Ấn Độ.
Hin-đu giáo hình thành trên cơ sở của Bà La Môn giáo, ra đời từ khoảng thiên niên kỉ I TCN, có ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc nhất ở Ấn Độ. Phật giáo hình thành từ thiên niên kỉ I TCN, hưng thịnh cho đến thế kỉ VII rồi dần suy yếu và mất đi ảnh hưởng ở Ấn Độ.
=> Tôn giáo của Ấn Độ đã được truyền bá ra bên ngoài và để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử nhân loại.
- Về chữ viết: Trong thời kì văn minh sông Ấn, chữ viết Ấn Độ đã được tìm thấy. Trên cơ sở đó, người Ấn Độ đã cải biên chữ viết thành tiếng San – xcrít (tiếng Phạn).
=> Chữ viết Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong ngôn ngữ trong truyền giáo. Ảnh hưởng tới sự hình thành chữ viết riêng của các quốc gia ở Đông Nam Á (như Cam-pu-chia, Thái Lan và Lào).
- Về văn học: Văn học Ấn Độ đạt nhiều thành tựu rực rỡ, tiêu biểu có Kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-ba-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
=> Các tác phẩm có chứa đựng những giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc. Nó đã trở thành nguồn cảm hứng, đề tài sáng tác của nhiều ngành nghệ thuật khác.
- Về kiến trúc, điêu khắc: Người Ấn Độ đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như: cột đá, chùa và tháp Phật giáo; đền thờ, lăng mộ Hin-đu giáo; các thánh đường, cung điện do Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
=> Các công trình kiến trúc, điêu khắc đã tạo dấu ấn riêng biệt của văn hóa Ấn Độ và ảnh hưởng đến nghệ thuật kiến trúc của các nước khác, đặc biệt là Đông Nam Á.
- Về khoa học, kĩ thuật:
+ Toán học: người Ấn Độ đã tính được giá trị của số Pi (π) là 3.1416. Đặc biệt, 10 chữ số mà ngày nay chúng ta đang sử dụng cũng do người Ấn Độ sáng tạo ra.
+ Thiên văn học: họ có hiểu biết về vũ trụ, Mặt Trời và các hành tinh. Họ đã biết đặt ra lịch.
+ Vật lí, Hóa học: người Ấn Độ phát triển được kĩ thuật luyện kim ở trình độ cao và tìm ra cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Ngoài ra, họ cũng tìm ra lý thuyết nguyên tử và khẳng định được về lực hấp dẫn của Trái Đất.
+ Y- Dược học: người Ấn Độ có nhiều ghi chép về bệnh lí học, giải phẫu học, độc dược học, biết dùng phẫu thuật để chắp xương sọ, lấy sỏi thận….
- Ý nghĩa:
+ Văn minh Ấn Độ đã đạt nhiều thành tựu tiêu biểu, đóng góp lớn cho kho tàng tri thức của văn minh nhân loại. Đó là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân.
+ Ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới.
+ Được ứng dụng và sử dụng làm cơ sở nghiên cứu, phát triển khoa học –kĩ thuật thời nay.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây