Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 5. Dự án: Tự đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với một số ngành nghề thuộc lĩnh vựa kĩ thuật, công nghệ SVIP
I. GIỚI THIỆU
- Lập kế hoạch và thực hiện tự đánh giá năng lực, sở thích, cá tính của bản thân, bối cảnh gia đình.
- Đánh giá mức độ phù hợp với một số nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
II. MỤC TIÊU
- Đánh giá mức độ phù hợp giữa các đặc điểm của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
III. NHIỆM VỤ
- Tìm hiểu các đặc điểm: năng lực, sở thích, cá tính của bản thân và bối cảnh gia đình.
- Tìm hiểu một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ và yêu cầu của nghề.
- Đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với nhóm nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
IV. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ, VẬT LIỆU
- Vật liệu: giấy, bút,...
- Phương tiện hỗ trợ:
+ Máy tính có kết nối internet.
+ Các bộ trắc nghiệm tâm lí về hướng nghiệp.
V. TIẾN TRÌNH
Thực hiện theo quy trình chọn nghề đã học ở Bài 4, cụ thể:
1. Bước 1: Đánh giá bản thân
- Làm rõ các đặc điểm về năng lực, sở thích, cá tính, bối cảnh gia đình.
2. Bước 2: Tìm hiểu những đặc điểm của nhóm nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
- Năng lực chung.
- Năng lực chuyên môn.
- Tính chất nhiệm vụ công việc.
- Điều kiện làm việc.
- Mức thu nhập.
- Cơ hội phát triển nghề nghiệp.
3. Bước 3:
- Lập bảng đánh giá mức độ phù hợp nghề nghiệp.
- Đối chiếu sự trùng khớp giữa đặc điểm của bản thân với đặc điểm, yêu cầu nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
- Kết luận về mức độ phù hợp.
VI. ĐÁNH GIÁ
1. Sản phẩm
- Bài thuyết trình tự đánh giá năng lực, sở thích, cá tính, bối cảnh gia đình.
- Kết quả đánh giá mức độ phù hợp với nhóm nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
- Bảng đánh giá mức độ phù hợp với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
2. Tiêu chí đánh giá
- Nội dung: Chỉ ra được mức độ phù hợp với nhóm nghề kĩ thuật, công nghệ.
- Yêu cầu:
+ Năng lực:
- Chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu trong thực hiện các công việc khác nhau.
- Nhận ra khả năng tốt nhất khi tiến hành hoạt động thuộc lĩnh vực công nghệ nào.
- Năng lực học tập liên quan đến các môn học thuộc khối khoa học tự nhiên, tin học, công nghệ.
+ Sở thích: Làm rõ được sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
=> Ví dụ: Sở thích làm việc với máy móc, dụng cụ; đọc các bản vẽ/bản thiết kế,...
+ Cá tính: Nhận ra nhóm tính cách theo thuyết Holland.
=> Ví dụ: Bản thân có phải người trầm tính, có khả năng thích nghi nhanh chóng với công nghệ, có thể làm việc độc lập hay không?
+ Bối cảnh gia đình: Nhận ra điều kiện, hoàn cảnh gia đình có đủ điều kiện hỗ trợ bản thân lựa chọn, học tập và phát triển nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ hay không.
VII. THÔNG TIN BỔ TRỢ
- Trả lời câu hỏi “Hiểu mình”:
+ Sử dụng bộ trắc nghiệm tâm lí, trắc nghiệm hướng nghiệp.
=> Biết rõ hơn về tính cách, năng lực nổi trội của bản thân.
+ Hỏi ý kiến người thân, thầy cô.
=> Hiểu về sở thích, tính cách, bối cảnh gia đình của bản thân.
+ Tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, lao động.
=> Biết những khả năng, tố chất, kĩ năng của bản thân.
- Trả lời câu hỏi “Hiểu nghề”:
+ Tìm hiểu thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp, tổ chức.
+ Xem mục tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học và nghề.
+ Hỏi người thân có kinh nghiệm.
- Trả lời câu hỏi “Học nghề và rèn nghề”:
+ Tìm hiểu Danh mục đào tạo nghề Việt Nam.
+ Tìm hiểu thông tin tuyển sinh qua báo chí, trang web các trường.
+ Tham gia hội thảo, ngày hội tư vấn tuyển sinh.
+ Tìm kiếm thông tin trên internet.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây