Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 4. Vật liệu, thiết bị và dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà SVIP
I. LỰA CHỌN VẬT LIỆU
1. Tiêu chí lựa chọn vật liệu
- Lựa chọn dây dẫn: Tiết diện dây dẫn được lựa chọn theo yêu cầu về cường độ dòng điện tiêu thụ trong mạch điện.
- Lựa chọn vật liệu cách điện: Theo điện áp cách điện và môi trường mà vật liệu đó được sử dụng cách điện.
2. Lựa chọn vật liệu điện
a. Lựa chọn dây dẫn điện
- Chọn dây dẫn điện với công suất phù hợp đảm bảo:
+ Truyền tải điện tốt.
+ Tiết kiệm chi phí đầu tư.
- Tiết diện dây dẫn: Chọn theo tiêu chuẩn đặt đường dây điện trong nhà và công trình công cộng.
- Với mạng điện phân phối động lực và trục đứng: Chọn tiết diện lớn hơn tối thiểu
=> Để đáp ứng yêu cầu dòng điện khi bổ sung thiết bị.
b. Lựa chọn vật liệu cách điện
- Vật liệu cách điện dùng cho mạng điện trong nhà thường gồm:
+ Băng dính cách điện.
+ Ống luồn dây điện.
- Tiêu chí:
+ Điện áp cách điện.
+ Chịu nhiệt tốt.
+ Chống ẩm tốt.
+ Độ bền cơ học cao.
- Chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng từ đơn vị sản xuất uy tín.
- Chọn đường kính ống luồn dây dẫn phù hợp với số lượng dây dẫn điện.
II. LỰA CHỌN THIẾT BỊ ĐIỆN
1. Tiêu chí lựa chọn thiết bị điện
Tiêu chí lựa chọn thiết bị đóng cắt và lấy điện:
- Dòng điện định mức.
- Điện áp định mức.
2. Lựa chọn thiết bị điện
a. Lựa chọn thiết bị đóng cắt
- Thiết bị đóng cắt gồm cầu dao, cầu chì hoặc aptomat, được chọn phù hợp với đồ dùng điện trong nhà.
- Nguyên tắc: Chọn thiết bị đóng cắt theo dòng điện định mức và điện áp định mức.
- Dòng điện định mức của thiết bị đóng cắt phải lớn hơn hoặc bằng 130% dòng điện tính toán của phụ tải.
b. Lựa chọn thiết bị lấy điện
- Thiết bị lấy điện trong nhà áp dụng theo TCVN 9206:2012:
+ Đồ dùng chiếu sáng, quạt điện: Chọn thiết bị lấy điện 5 A.
+ Đồ dùng công suất lớn: Chọn thiết bị lấy điện 40 A.
+ Ổ cắm lấy điện: Chọn thiết bị lấy điện 20 A.
- Đảm bảo an toàn: Ổ lấy điện, phích cắm điện và đồ dùng điện phải tương thích, tuân theo tiêu chuẩn về:
+ Hình dáng, kích thước.
+ An toàn điện.
- Mạng điện trong nhà cấp điện cho phụ tải không quá lớn: Sử dụng ổ cắm điện và phích cắm điện với dòng điện định mức 6,3 A hoặc 10 A.
III. LỰA CHỌN DỤNG CỤ
1. Tiêu chí lựa chọn dụng cụ
- Đúng chức năng.
- Đảm bảo an toàn điện.
2. Lựa chọn dụng cụ
a. Dụng cụ đo điện
- Công tơ đo đếm điện năng: Đo lượng điện tiêu thụ của mạng điện trong nhà.
- Ampe kìm (ampe kẹp): Kiểm tra dòng điện tiêu thụ trong mạng điện.
- Đồng hồ vạn năng: Kiểm tra điện áp trong mạng điện.
- Có thể sử dụng đồng hồ vạn năng ở chế độ đo điện trở (phải ngắt điện hoàn toàn trước khi đo) để phát hiện vị trí chập mạch hoặc đứt trên tường.
b. Dụng cụ lắp đặt mạng điện trong nhà
- Lắp đặt và sửa chữa mạng điện cần dụng cụ đảm bảo an toàn như:
+ Kìm cắt.
+ Kìm tuốt dây.
+ Tua vít.
- Dụng cụ lắp đặt phải đảm bảo:
+ An toàn, cách điện tốt.
+ Phù hợp với thao tác lắp đặt.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây