Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập bài 4 SVIP
Các thành viên sáng lập tổ chức ASEAN (1967) gồm
Năm 1967, quốc gia nào sau đây tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Năm 1967, quốc gia nào sau đây tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Năm 1967, quốc gia nào sau đây tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Màu xanh trên lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) biểu trưng cho sự
Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN là
Tổ chức ASEAN xác định mục tiêu thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua việc
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
“Trên lá cờ biểu trưng cho sự thống nhất của ASEAN có bốn màu: xanh, đỏ, trắng và vàng. Màu xanh biểu trưng cho hoà bình và ổn định; màu đỏ thể hiện sự năng động và lòng can đảm; màu trắng thể hiện sự thuần khiết; màu vàng biểu tượng cho sự thịnh vượng. Vòng tròn màu đỏ viền trắng thể hiện sự thống nhất của Cộng đồng ASEAN. Hình ảnh bó lúa tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á, gắn bó với nhau trong tình hữu nghị và đoàn kết”.
(Sgk Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, tr.24)
a) Lá cờ biểu trưng cho sự thống nhất của ASEAN có 4 màu xanh, đỏ, trắng, vàng. |
|
b) Hình ảnh bó lúa tượng trưng cho một khu vực nông nghiệp hoá kinh tế. |
|
c) Các quốc gia thành viên đều có quốc kì riêng của nước tượng trưng cho tổ chức. |
|
d) Khi thành lập Cộng đồng, các nước ở Đông Nam Á đều là thành viên của tổ chức. |
|
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
“ASA chính thức thành lập tại Băng Cốc ngày 31-7-1961 với ba nước thành viên là Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Thái Lan. Trong tuyên bố thành lập, ASA khẳng định: không liên kết với bất kỳ thế lực hay khối cường quốc bên ngoài nào, và không có mục đích chống lại một nước nào khác. Về cơ bản, đây là sự liên hiệp tự do giữa các nước Đông Nam Á với mục tiêu thúc đẩy phúc lợi và sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá của khu vực thông qua nỗ lực chung”.
(Hồng Phong (Chủ biên), Tìm hiểu về ASEAN, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, tr.13)
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)
a) |
|
b) Các thành viên khẳng định chung sống hoà bình không liên kết với bất kỳ thế lực nào bên ngoài khu vực. |
|
c) Mục tiêu quan trọng của các nước trong khu vực Đông Nam Á là xây dựng lực lượng quân sự mạnh nhất châu lục. |
|
d) ASA được coi là một trong những tiền thân của tổ chức ASEAN có nhiều thành viên nhất của trên thế giới. |
|
Ngày 8-8-1967, tại Băng Cốc (Thái Lan) đã diễn ra sự kiện nào sau đây?
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
“Bản Tuyên bố Kuala Lumpur năm 1971 cho thấy mối quan tâm hàng đầu của 5 nước sáng lập ASEAN là xây dựng Đông Nam Á thành “Khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập” viết tắt là ZOPFAN. Trong bối cảnh Trật tự thế giới hai cực, nội dung “Tự do và Trung lập” ẩn chứa tính toán của các nước ASEAN muốn ngăn chặn ảnh hưởng cách mạng từ Việt Nam, đồng thời cũng không muốn bị ràng buộc quá sâu vào cuộc chiến do người Mỹ tiến hành”.
(Vũ Dương Ninh, ASEAN - Những chặng đường nửa thế kỷ (1967 - 2017), Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8/2017, tr.4)
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)
a) Năm nước sáng lập ASEAN (1967) là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Mi-an-ma và Thái Lan. |
|
b) Bản Tuyên bố Kuala Lumpur được các nước kí kết thế kỉ XX với mục tiêu xây dựng Đông Nam Á thành “Khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập”. |
|
c) Các nước ASEAN muốn tìm cách thoát khỏi sự ràng buộc của các nước lớn bên ngoài khu vực nhằm phát triển kinh tế và xã hội. |
|
d) Trong Tuyên bố Kuala Lumpur các nhà lãnh đạo ASEAN tuyên bố chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN. |
|
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
“Theo Tuyên bố Băng Cốc (năm 1967), Hiến chương ASEAN 2007 đã thể hiện rõ mục tiêu xây dựng vai trò trung tâm của ASEAN đối với khối, trong đó ASEAN khẳng định việc nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. Việc thành lập Cộng đồng ASEAN trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) cũng định hình vai trò trung tâm của khối đối với hợp tác nội tại.”
(Dương Văn Huy, Vai trò trung tâm của ASEAN: Thách thức, triển vọng và hàm ý đối với Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, ngày 4/2/2023)
a) Đoạn tư liệu trên phản ánh vai trò trung tâm của một ASEAN độc lập, tự cường đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội trong nội khối. |
|
b) Sự phát triển của Cộng đồng ASEAN dựa trên hai trụ cột chính là Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). |
|
c) Hiện nay, tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á đều là thành viên của Cộng đồng ASEAN. |
|
d) Mục đích thành lập của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN nhằm duy trì và tăng cường an ninh, hòa bình và ổn định. |
|
Năm 1997, tổ chức ASEAN kết nạp thêm thành viên nào sau đây?
Từ năm 1967 đến năm 1976 là giai đoạn tổ chức ASEAN
Nội dung cơ bản của Hiệp ước Bali (2 - 1976) là
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
"Trong giai đoạn 1967 – 1999, ASEAN đã phát triển từ ASEAN 5 lên ASEAN 10. Việc 10 nước trong khu vực trở thành thành viên ASEAN đánh dấu bước phát triển trong liên kết khu vực ở Đông Nam Á.
(Sgk Lịch sử 12, bộ Cánh diều, tr. 20)
a) Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này. |
|
b) Sự cải thiện quan hệ giữa các nước Đông Dương với nhóm các nước sáng lập ASEAN theo hướng tích cực đã tạo cơ sở quan trọng để Việt Nam gia nhập tổ chức này. |
|
c) Việc Việt Nam gia nhập ASEAN là sự kiện đánh dấu chấm dứt hoàn toàn mọi xung đột, tranh chấp ở khu vực Đông Nam Á, mở ra bước phát triển mới của Đông Nam Á. |
|
d) Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo điều kiện thuận lợi cho Lào và Cam-pu-chia gia nhập tổ chức. |
|
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây