Bài học cùng chủ đề
- Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (phần I)
- Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (phần II)
- Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991
- Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay - Lịch sử 11 Cánh diều (TN)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (phần II) SVIP
2. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
a) Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
- Từ năm 1991, sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và sự tan rã của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết, chủ nghĩa xã hội không còn là một hệ thống thế giới. Tuy vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba,... vẫn tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh.
- Trước những yêu cầu và thách thức mới, Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa; Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
+ Ở Trung Quốc, đường lối cải cách tiếp tục được triển khai với chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh mở cửa với mục tiêu hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
+ Ở Việt Nam, qua gần bốn thập kỉ tiến hành đổi mới, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đất nước đã vượt qua khủng hoảng kinh tế – xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh; uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
+ Ở Lào, sau gần 40 năm đổi mới, đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Kinh tế Lào đạt mức tăng trưởng cao trong nhiều năm. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.
+ Ở Cu-ba, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tiếp tục được duy trì nhưng không có nhiều thành tựu đột phá, mặc dù đã có những dấu hiệu cải cách nhất định về kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó, Cu-ba đang ở trong tình trạng bị cấm vận từ bên ngoài.
=> Những thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba, đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam, trên các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, cải thiện chỉ số phát triển con người, ổn định chính trị – xã hội,... đã nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, đồng thời chứng minh sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới tiếp tục có nhiều biến động.
b) Thành tựu của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc
- Hội nghị Trung ương 3 (khoá XI) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (12-1978) đã quyết định thực hiện cải cách, mở cửa, xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung tại Đại hội XII (1982) và Đại hội XIII (1987) của Đảng Cộng sản Trung Quốc: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách, mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu đưa Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
Từ khi thực hiện đường lối cải cách mở cửa, Trung Quốc đạt nhiều thành tựu lớn.
- Về chính trị, thành tựu lớn nhất là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra và xây dựng được hệ thống lí luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
- Về kinh tế, nhờ quyết tâm cải cách thể chế kinh tế, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, tận dụng những cơ hội mà toàn cầu hoá kinh tế mang lại, Trung Quốc đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm.
+ Giai đoạn 1978 – 2012, tăng trưởng kinh tế bình quân của Trung Quốc đạt 9,6 %, giai đoạn 2013 – 2016 đạt mức 7,2 %. Tổng sản lượng kinh tế Trung Quốc lần lượt vượt qua Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản.
+ Từ năm 2010, nền kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản và duy trì vị trí thứ hai thế giới (đứng sau Mỹ). Năm 2021, tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Trung Quốc đạt khoảng 17 700 tỉ USD.
=> Sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc làm cho đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, đưa kinh tế nước này trở thành một trong những nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng của kinh tế thế giới.
+ Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới. Thu nhập bình quân đầu người (GNI) năm 2021 vượt mốc 12 500 USD; số người thoát nghèo ổn định trong giai đoạn 2016 – 2021 đạt hơn 60 triệu người.
- Về khoa học – kĩ thuật, năm 1992, Trung Quốc thực hiện chương trình thám hiểm không gian. Năm 2003, với việc phóng tàu “Thần Châu 5” vào vũ trụ, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Liên Xô, Mỹ) có tàu đưa con người bay vào vũ trụ.
+ Hệ thống tàu cao tốc của Trung Quốc thể hiện sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật. Trung Quốc cũng nâng cao năng lực tự chủ về khoa học công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng sinh học, công nghệ sinh học,...
- Về đối ngoại, chính sách đối ngoại của Trung Quốc có nhiều thay đổi theo xu thế đa dạng hóa, đa phương hóa trong các mối quan hệ song phương và đa phương. Vai trò và vị thế quốc tế của Trung Quốc cũng được nâng cao. Từ năm 1997 - đầu năm 1999, Hồng Kông va Ma Cao lần lượt trở lại thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Hiện nay, đây là hai trung tâm kinh tế, tài chính lớn của quốc gia này.
- Công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc còn đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, quốc phòng. Nền giáo dục quốc dân phát triển mạnh trên quy mô lớn và có nhiều tiến bộ, xuất hiện nhiều trường đại học chất lượng cao. Trung Quốc cũng trở thành một cường quốc xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự.
=> Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa đã khẳng định đường lối cái cách, mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc là đúng đắn. Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, tình hình chính trị xã hội ổn định, đời sống nhân dân được năng cao rõ rệt. Những thành tựu này đã nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội. Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây