Bài học cùng chủ đề
- Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (phần I)
- Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (phần II)
- Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991
- Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay - Lịch sử 11 Cánh diều (TN)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (phần I) SVIP
1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991
a) Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu
- Trước năm 1945, Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội dần dần mở rộng và phát triển sang các nước Đông Âu.
Bảng 1. Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu
(1944 – đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
Thời gian | Nội dung |
1944 - 1945 | Trước những thất bại về quân sự của các nước phát xít thuộc phe Trục và được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung-ga-ri đã đứng lên lật đổ chế độ tư sản – địa chủ; nhân dân Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, An-ba-ni đã xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế trong nước, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân. |
1945 - 1949 | Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân thông qua việc tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành văn bản công nhận các quyền tự do dân chủ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân,... Tháng 10 - 1949, nước Cộng hoà Dân chủ Đức ra đời và sau đó tham gia vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. |
1950 – đầu những năm 70 của thế kỉ XX |
Các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu. |
Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã phát triển trở thành hệ thống thế giới, đối trọng với hệ thống chủ nghĩa tư bản. Từ đây, hệ thống chủ nghĩa xã hội trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc.
Bảng 2. Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở châu Á
Mông Cổ |
Triều Tiên |
Trung Quốc |
Việt Nam |
Lào |
- Năm 1924: Hoàn thành cơ bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. - Năm 1940: Định hướng phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. |
Tháng 9 - 1948: Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. |
Tháng 10 - 1949: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. |
- Năm 1954: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Năm 1975: Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam và thực hiện thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976), cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. |
Tháng 12 - 1975: Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. |
Ở khu vực Mỹ La-tinh, cuộc cách mạng Cu-ba thành công ngày 1-1-1959, nước Cộng hoà Cu-ba ra đời. Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
c) Nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô
- Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Chỉ trong vòng 3 năm (1989 – 1991), chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ hoàn toàn.
- Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Bảng 3. Nguyên nhân sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô
Nguyên nhân | Biểu hiện |
Chủ quan |
- Các nhà lãnh đạo của đảng, nhà nước đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc đề ra và thực hiện các đường lối, chính sách cải tổ. - Những hạn chế của mô hình kinh tế – xã hội không được nhận thức đầy đủ và sửa chữa tích cực. - Chưa khai thác tốt thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng tụt hậu so với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. - Tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ và dân chủ hình thức đã làm suy giảm sự nhiệt tình của quần chúng và động lực phát triển của xã hội. Xu hướng dân tộc chủ nghĩa và li khai xuất hiện. Niềm tin vào đảng, nhà nước của các tầng lớp nhân dân suy giảm. |
Khách quan |
Sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm làm thay đổi chế độ chính trị – xã hội ở Đông Âu và Liên Xô. |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây