Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 4. Quy trình lựa chọn nghề nghiệp SVIP
I. MỘT SỐ LÍ THUYẾT CƠ BẢN VỀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP
1. Lí thuyết mật mã Holland
- Người sáng lập: John Lewis Holland.
- Ý chính: Chọn nghề hợp tính cách giúp dễ thích nghi, làm việc tốt, đạt thành công và hài lòng.
- Mối liên hệ tính cách - nghề nghiệp:
+ Xu hướng nghề nghiệp của một người chính là biểu hiện của tính cách họ.
+ Có 6 kiểu tính cách và 6 nhóm nghề nghiệp tương ứng:
+ Nhóm kĩ thuật.
+ Nhóm nghiên cứu.
+ Nhóm nghệ thuật.
+ Nhóm xã hội.
+ Nhóm quản lí.
+ Nhóm nghiệp vụ.
- Một người không nhất thiết chỉ thuộc một kiểu tính cách mà có thể là sự kết hợp của hai hoặc ba kiểu khác nhau.
- Ý nghĩa: Giúp định hướng chọn nghề nghiệp, ngành học phù hợp.
- Cách áp dụng:
+ Tìm hiểu rõ tính cách của bản thân (thuộc nhóm nào).
+ Đối chiếu với các môi trường làm việc tương ứng.
Câu hỏi:
@205839370880@@205839371697@
2. Lí thuyết cây nghề nghiệp
* Mục đích: Giúp học sinh định hướng nghề.
* Ý chính: Thành công nghề nghiệp liên quan đến năng lực, tính cách, giá trị bản thân.
* Nội dung:
- Hai phần của "Cây nghề nghiệp":
+ "Gốc rễ": Là nội lực của bản thân (cá tính, sở thích, khả năng, giá trị).
+ "Quả": Là mong muốn từ nghề (cơ hội, lương cao, ổn định, được tôn trọng).
- Nguyên tắc chọn nghề: Phải dựa vào "gốc rễ" của mình.
- Lợi ích:
+ Giúp đạt "quả ngọt" (thành công, hài lòng).
+ Tránh sai lầm khi chỉ nhìn "quả" mà không hợp "gốc rễ".
Câu hỏi:
@205839372628@@205839373669@
II. CÁC BƯỚC TRONG QUY TRÌNH LỰA CHỌN NGHỀ
1. Bước 1: Đánh giá bản thân
- Nội dung: Tìm hiểu:
+ Sở thích, năng lực, tính cách, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình.
+ Điều mong muốn ở nghề nghiệp.
- Cách làm:
- Làm trắc nghiệm.
- Hỏi ý kiến (thầy cô, người thân).
- Thử trải nghiệm các công việc
2. Bước 2: Tìm hiểu thị trường lao động
- Nội dung: Lập danh sách nghề quan tâm.
- Tìm hiểu:
+ Nhu cầu xã hội với nghề đó.
+ Thông tin cụ thể: vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu, môi trường, lương, cơ hội phát triển.
3. Bước 3: Ra quyết định
- Nội dung: So sánh kết quả Bước 1 và Bước 2.
- Mục tiêu: Chọn lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp nhất để theo đuổi, cống hiến.
Câu hỏi:
@205839374898@@205839375398@
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA BẢN THÂN TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ
1. Yếu tố chủ quan
a. Năng lực
- Ảnh hưởng đến khả năng làm việc.
- Cần xem xét sức khỏe, năng lực có phù hợp với nghề kĩ thuật/công nghệ không.
b. Sở thích
- Tạo động lực học tập, làm việc.
- Không thích dễ chán nản.
- Nghề kĩ thuật/công nghệ hợp người thích khám phá, máy móc, tư duy logic.
c. Cá tính
- Ảnh hưởng đến việc thích ứng với môi trường làm việc.
- Nghề nghiệp cần có sự phù hợp với cá tính để phát huy khả năng, tránh áp lực tâm lí.
- VD:
+ Người trầm tĩnh, độc lập hợp lập trình.
+ Người năng động hợp cơ khí, điện.
2. Yếu tố khách quan
a. Nhà trường
- Cung cấp thông tin, trải nghiệm qua các buổi hướng nghiệp, hoạt động thực tế.
b. Gia đình
- Ảnh hưởng bởi kinh tế, định hướng của cha mẹ, truyền thống nghề.
- Lưu ý: Định hướng áp đặt dễ dẫn đến chọn sai.
c. Xã hội
- Thay đổi cung cầu lao động, định kiến, trào lưu.
- Cần tìm hiểu rõ nhu cầu xã hội của nghề.
d. Nhóm bạn
- Lời khuyên và xu hướng từ bạn bè là nguồn thông tin tham khảo quan trọng.
- Lưu ý: Không nên chạy theo phong trào bạn bè, dễ chọn nhầm nghề.
Câu hỏi:
@205839376306@@205839377579@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây