Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 4. Nông nghiệp (phần 2) SVIP
2. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- Hướng phát triển: sản xuất hàng hoá, liên kết chuỗi giá trị, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ.
- Tốc độ tăng trưởng (2021): 3,18%, đóng góp hơn 70% tổng giá trị toàn ngành nông - lâm - thuỷ sản.
- Cơ cấu nông nghiệp: giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
- 3 trục sản phẩm nông nghiệp chủ lực: sản phẩm cấp quốc gia, sản phẩm cấp tỉnh và sản phẩm đặc sản của địa phương.
- Chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.
a) Ngành trồng trọt
- Chiếm hơn 60% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
- Cơ cấu cây trồng đa dạng:
+ Cây lương thực: được trồng khắp cả nước, gồm lúa, ngô, khoai, sắn,... có vai trò quan trọng nhất - đảm bảo an ninh lương thực trong nước và phục vụ xuất khẩu. Nhiều giống mới chịu mặn, chịu hạn, chống chịu sâu bệnh có năng suất cao, chất lượng tốt. Hai vùng trồng lúa trọng điểm: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Cây rau, đậu: diện tích trồng ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trồng tập trung nhiều tại các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng,...
+ Cây công nghiệp: Cơ cấu cây công nghiệp đa dạng, cây hàng năm (mía, lạc, đậu tương, bông,...) và cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,...
- Cây công nghiệp hàng năm: các cây có diện tích, sản lượng lớn là lạc, đậu tương (Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ); mía (Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ,...); bông (Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,...).
- Cây công nghiệp lâu năm: các cây có diện tích lớn là chè (Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên), cà phê, hồ tiêu, điều, cao su (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ). Một số cây công nghiệp lâu năm được mở rộng diện tích canh tác như cà phê ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; hồ tiêu, cao su ở Bắc Trung Bộ,...
+ Cây ăn quả: Nhiều loại cây nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới, được phát triển thành các vùng đặc sản. Nhiều giống lai tạo mới cho sản lượng cao, chất lượng tốt. Áp dụng mô hình trồng trọt công nghệ cao, theo hướng hữu cơ. Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.
- Thị trường xuất khẩu dần mở rộng, tiếp cận được các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a,... góp phần nâng cao giá trị và thu nhập cho nông dân.
b) Ngành chăn nuôi
- Chiếm hơn 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và có xu hướng tăng lên.
- Hướng phát triển: ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy mô công nghệ tập trung, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, chú trọng khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Vật nuôi |
Tình hình phát triển | Phân bố |
Trâu, bò | - Phát triển theo hướng nuôi thịt, mở rộng quy mô đàn bò sữa. |
- Trâu: Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Bò: Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung. - Bò sữa: Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. |
Lợn |
- Chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang phát triển các mô hình trang trại tập trung. - Hình thành các mô hình chăn nuôi khép kín từ nhân giống, sản xuất, chế biến. |
- Tập trung ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng. |
Gia cầm | - Phát triển theo quy mô hộ gia đình và quy mô trang trại với nhiều hình thức. | - Tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. |
3. Ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh
- Nông nghiệp xanh: là cách thức phát triển ngành nông nghiệp tối đa hoá cơ hội khai thác các nguồn tài nguyên sạch, dẫn đến một mô hình nông nghiệp tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
- Ý nghĩa của nông nghiệp xanh: đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững cả 3 trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường. Cụ thể:
+ Nâng cao sức cạnh tranh của nông sản, tăng chất lượng của nông sản, truy xuất được nguồn gốc, quy trình của nông sản.
+ Thúc đẩy phát triển công nghệ xử lí và tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi.
+ Góp phần nâng cao thu nhập của người dân và chất lượng cuộc sống.
+ Phục hồi, cải tạo và khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải.
- Tại Việt Nam, mô hình nông nghiệp xanh đang được thực hiện nhân rộng cùng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây