Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 4. Khoáng sản Việt Nam SVIP
1. Đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam
Khoáng sản Việt Nam được hình thành do sự tác động của nhiều nhân tố như vị trí địa lí, địa chất,... nên có một số đặc điểm:
- Cơ cấu: khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng.
Trên lãnh thổ Việt Nam đã thăm dò được hơn 5 000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau như khoáng sản: năng lượng (than, dầu mỏ, khí tự nhiên,...), kim loại (sắt, đồng, bô-xit,...), phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi, sét, cao lanh,...).
- Quy mô: phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ => Gây khó khăn cho việc khai thác và công tác quản lí tài nguyên khoáng sản.
- Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng, đồng thời có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên có nhiều loại khoáng sản.
+ Các mỏ nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...
+ Các mỏ ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ chứa quặng,...
- Một số loại khoáng sản của nước ta có giá trị kinh tế cao như dầu mỏ, khí tự nhiên, than, vàng, thiếc,.. Hiện nay, nguồn tài nguyên khoáng sản của nước ta được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước và tạo mặt hàng xuất khẩu.
2. Đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu
Khoáng sản phân bố ở hầu khắp cả nước. Tuy nhiên, một số khoáng sản có trữ lượng đáng kể tập trung ở một số khu vực như:
Tên khoáng sản | Trữ lượng | Phân bố |
Than đá |
Khoảng 7 tỉ tấn. |
Phân bố chủ yếu ở một số tỉnh, trong đó trữ lượng lớn nhất là ở bể than Quảng Ninh. |
Than nâu | Nhiều ở đồng bằng sông Hồng. | |
Dầu mỏ và khí tự nhiên |
Khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi. |
Chủ yếu ở thềm lục địa phía Đông Nam. |
Bô-xít | Khoảng 9,6 tỉ tấn. |
- Chủ yếu ở Tây Nguyên (Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,...). - Ngoài ra, còn ở một số tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,...). |
Sắt | Khoảng 1,1 tỉ tấn. | Chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang),... và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh). |
A-pa-tít | Khoảng 2 tỉ tấn. | Tập trung ở Lào Cai. |
Ti-tan | Khoảng 663 triệu tấn. | Rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Đá vôi | Lên đến 8 tỉ tấn. | Chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. |
3. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản
a. Tiềm năng
- Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng, gồm cả khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại và khoáng sản phi kim loại.
- Trong đó, nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt,... là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp cũng như đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.
b. Vai trò
- Khoáng sản không phải là tài nguyên vô tận. Quá trình hình thành khoáng sản cần phải trải qua hàng triệu năm.
- Khoáng sản có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cung cấp nhiên liệu cho đời sống và sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp,...
c. Hiện trạng
- Nhiều mỏ khoáng sản đã được phát hiện và đưa vào khai thác phục vụ phát triển kinh tế và đời sống.
- Tuy nhiên, khai thác và sử dụng khoáng sản tồn tại một số vấn đề sau:
+ Khai thác và sử dụng còn chưa hợp lí, nhiều nơi công nghệ khai thác lạc hậu,... gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến môi trường và phát triển bền vững.
+ Một số loại khoáng sản bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ cạn kiệt.
=> Cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.
d. Một số giải pháp
Một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản:
- Thực hiện nghiêm Luật Khoáng sản của Việt Nam.
- Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản để tránh tình trạng thất thoát.
- Quản lí trữ lượng và sản lượng khai thác.
- Phát triển các hoạt động điều tra, thăm dò; khai thác, chế biến; giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và cảnh quan.
- Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.
- Phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô.
- Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây