Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại SVIP
Hình 3.1 (Nguồn: Internet)
➤ Vào thế kỉ XVII, ở nước Anh xuất hiện phong trào "rào đất cướp ruộng" hay còn gọi là hiện tượng "cừu ăn thịt người". Số đông địa chủ và quý tộc Anh đã chuyển sang hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa để nhằm thu được lợi nhuận lớn. Họ đã chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, lập ra các đồng cỏ để chăn nuôi cừu, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất len dạ đang ngày càng tăng cao. Những người nông dân bị mất hết ruộng đất phải bán sức lao động của mình, đi làm thuê và trở thành công nhân.
Hiện tượng "cừu ăn thịt người" ở nước Anh chính là nhân tố hình thành nên quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vậy, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì? Chúng ta cùng bước vào bài học hôm nay để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
1. Những biến đổi trong xã hội Tây Âu
Hình 3.2 Cảng biển Lisbon (Bồ Đào Nha) - từng là nơi buôn bán tấp nập của thương nhân và quý tộc người Bồ Đào Nha vào thế kỉ XVI (Nguồn: Internet)
Sau các cuộc phát kiến địa lý, nhờ vơ vét của cải và cướp bóc thuộc địa. Các quý tộc và thương nhân Tây Âu ngày càng giàu lên một cách nhanh chóng, tích lũy được số vốn ban đầu. Cũng nhờ vậy mà nền sản xuất hàng hóa và thương mại của Tây Âu ngày càng phát triển. Nhiều cảng biển trở nên sầm xuất. Các xưởng sản xuất với quy mô lớn. Các công ty thương mại và những trang trại rộng lớn ra đời.
Tầng lớp thương nhân, chủ xưởng, ngân hàng ngày càng giàu lên, chi phối toàn bộ xã hội. Họ có quyền công dân, giàu có và xa hoa.
Đại đa số dân thành thị, từ thợ thủ công, người làm thuê đến người ăn xin hay nông dân mất đất, họ không có quyền công dân, nghèo đói, bị bần cùng hóa.
Xã hội Tây Âu đã có những biến đổi sâu sắc.
2. Sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
Từ thế kỉ XVI, trong các thành thị Tây Âu, tổ chức phường hội dần dần được thay thế bằng các công trường thủ công, nơi tập trung đông đảo những người lao động làm thuê. Họ bán sức lao động cho chủ xưởng.
Quan hệ giữa chủ và thợ được thay thế bằng quan hệ giữa chủ xưởng (tư sản) và người lao động (vô sản).
Hình 3.3 (Nguồn: Internet)
Một bộ phận lớn chủ đất ở nông thôn chuyển dần sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, lập các đồn điền, trang trại lớn, thuê nhân công, từ đó dần trở thành tư sản nông nghiệp.
Nông dân mất ruộng đất, phải vào làm thuê trong các đồn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành công nhân nông nghiệp.
Trong lĩnh vực thương mại, các thương nhân, chủ ngân hàng trở thành những nhà tư bản có thế lực lớn trong xã hội. Các công ty thương mại ra đời vào đầu thế kỉ XVII, thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia, đem lại quyền lợi kinh tế và chính trị cho giai cấp tư sản.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu, gắn với sự hình thành của các giai cấp mới – tư sản và vô sản.
Hình 3.4 (Nguồn: Internet)
⚡Vận dụng
Các em hãy tìm hiểu thêm về cuộc sống của giai cấp công nhân khi mới được hình thành trong xã hội Tây Âu. Từ đó, viết một đoạn văn ngắn miêu tả về cuộc sống của giai cấp công nhân dưới ách áp bức, thống trị của các nhà tư bản Tây Âu trong thời kì này.
Chúc các em học tốt !!
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây