Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 3. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi (phần 2) SVIP
II. QUY TRÌNH KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
2. Kĩ thuật chăm sóc
a. Làm cỏ, vun xới
- Làm cỏ, vun xới quanh gốc cây 2 - 3 lần/năm để:
+ Trừ cỏ dại.
+ Loại bỏ nơi ẩn nấp của sâu, bệnh hại.
+ Làm cho đất tơi xốp.
b. Bón phân thúc
* Lượng bón:
- Thay đổi theo loại cây và tuổi cây.
* Thời điểm và mục đích bón phân:
- Thời kì kiến thiết cơ bản:
+ Lượng phân bón được chia làm 4 lần.
+ Bón vào các tháng 3, 6, 8 và 12.
=> Để thúc cho cây sinh trưởng khỏe.
- Thời kì kinh doanh: lượng phân bón được chia làm 4 lần.
+ Lần 1 (sau thu hoạch quả khoảng 7 - 10 ngày): 100% phân hữu cơ + 100% phân lân.
=> Để khôi phục sinh trưởng của cây, thúc đẩy các đợt lộc mới.
+ Lần 2 (khi cây bắt đầu ra hoa): 40% phân đạm + 40% phân kali.
=> Để thúc đẩy quá trình ra hoa, nuôi dưỡng hoa và tăng khả năng đậu quả.
+ Lần 3 (khi cây đậu quả): 30% phân đạm + 30% phân kali.
=> Để nuôi dưỡng quả, hạn chế rụng quả và thúc quả lớn.
+ Lần 4 (sau lần 3 từ 1,5 tháng đến 2 tháng): 30% phân đạm + 30% phân kali.
=> Để thúc quả lớn và nâng cao chất lượng quả.
* Cách bón:
- Thời kì kiến thiết cơ bản:
+ Rạch rãnh xung quanh tán cây.
+ Rải phân dưới tán cây rồi lấp đất hoặc hòa loãng vào nước tưới xung quanh gốc cây.
+ Giữ ẩm sau khi bón.
- Thời kì kinh doanh:
+ Sau thu hoạch, đào rãnh xung quanh tán cây theo hình chiếu của tán rộng từ 20 cm đến 30 cm, sâu từ 15 cm đến 20 cm.
+ Rải phân hữu cơ xuống trước.
+ Sau đó đến phân vô cơ.
+ Lấp đất và tưới nước.
+ Giữ ẩm sau khi bón.
+ Các lần bón sau:
- Hòa loãng phân vào nước để tưới cho cây.
- Rải phân trên mặt đất dưới hình chiếu tán cây.
- Tưới nước để phân tan, ngấm vào đất.
=> Tưới nước, giữ ẩm thường xuyên sau khi bón phân để cây có thể hấp thụ được phân bón.
c. Tưới nước
- Thời kì kiến thiết cơ bản:
+ Thường xuyên tưới đủ nước.
+ Đảm bảo độ ẩm đất từ 65% đến 70%.
=> Giúp cây sinh trưởng tốt, phát triển bộ khung tán.
- Thời kì kinh doanh:
+ Nhu cầu nước của cây tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển.
+ Giai đoạn phân hóa mầm hoa: hạn chế nước tưới.
+ Giai đoạn ra hoa, đậu quả và quả lớn:
- 2 - 3 ngày tưới 1 lần.
- Mỗi lần tưới 55 - 65 lít/cây.
+ Khi quả đã thành thục (từ 1 tháng đến 1,5 tháng trước khi thu hoạch):
- 15 - 20 ngày tưới 1 lần.
- Mỗi lần tưới 55 - 65 lít/cây.
+ Giai đoạn sau thu hoạch:
- 10 - 15 ngày tưới 1 lần.
- Mỗi lần tưới 70 - 80 lít/cây.
+ Ưu tiên sử dụng các kĩ thuật tưới nước tiết kiệm để bảo vệ nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.
d. Một số sâu, bệnh hại và biện pháp phòng, trừ
* Một số loại sâu hại
- Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella):
+ Gây hại vào thời kì lộc non.
+ Sâu non đục vào biểu bì lá, tạo thành các đường ngoằn ngoèo.
=> Lá kém phát triển, cong queo.
=> Tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập, gây hại.
- Sâu đục thân (Chelidonium argentatum), đục cành (Nadezhdiella cantori):
+ Trưởng thành đẻ trứng trên nách lá, ngọn cành, vết nứt trên thân.
+ Sâu non đục phá thân, cành.
=> Làm cây tổn thương hoặc bị chết.
- Rệp sáp (Planococcus citri):
+ Gây hại trên cành, lá non, quả.
+ Làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây, gây rụng quả.
+ Phân của rệp sáp có chất mật thu hút nấm bồ hóng.
=> Ảnh hưởng đến quang hợp của cây.
* Biện pháp phòng, trừ sâu hại
- Thường xuyên cắt tỉa, quét vôi gốc cây, vệ sinh vườn.
=> Để hạn chế nơi trú ẩn của sâu hại.
- Quản lí vườn hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch phát triển, hạn chế sâu hại.
- Sử dụng các biện pháp tiêu diệt sâu hại:
+ Bắt tay, bẫy.
+ Thuốc trừ sâu sinh học, hóa học.
- Ưu tiên dùng thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học.
=> Để nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
* Một số bệnh hại
- Bệnh vàng lá Greening:
+ Bệnh nguy hiểm, gây hại phổ biến nhất trên cây có múi.
+ Do vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra.
+ Lây lan nhanh do rầy chổng cánh.
+ Triệu chứng:
- Lá vàng có đốm xanh.
- Gân lá xanh.
- Lá bị sưng và hóa bần.
- Quả nhỏ, dễ rụng, rễ bị thối hỏng.
- Bệnh loét:
+ Do vi khuẩn Xanthomonas citri gây ra.
+ Phát triển mạnh vào mùa xuân khi độ ẩm cao.
+ Triệu chứng:
- Xuất hiện vết bệnh trên lá, quả và cành.
- Vết bệnh màu nâu, bề mặt sần sùi.
- Xung quanh vết bệnh có quầng màu vàng sáng.
- Bệnh ghẻ lồi:
+ Do nấm Elsinoe fawcettii gây ra.
+ Gây hại trên hầu hết các bộ phận của cây như lá, quả và cành.
+ Triệu chứng:
- Vết bệnh hình tròn màu vàng đậm hoặc nhạt lồi lên và có ghẻ.
+ Bệnh gây hại nghiêm trọng ở giai đoạn non:
- Làm lá bị biến dạng và thủng.
- Nhô cao ở mặt này, lõm ở mặt bên kia.
* Biện pháp phòng, trừ bệnh hại
- Sử dụng cây giống sạch bệnh.
- Thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành già yếu, cành bị bệnh.
- Kiểm tra vườn thường xuyên để loại bỏ sớm những cây bệnh không có khả năng phục hồi, tiến hành xử lí đất trước khi trồng cây mới.
- Sử dụng phân bón hợp lí để nâng cao sức đề kháng của cây, hạn chế bệnh hại phát triển.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với từng loại bệnh hại, ưu tiên các loại thuốc có nguồn gốc sinh học.
III. KĨ THUẬT CẮT TỈA, TẠO TÁN
1. Thời kì kiến thiết cơ bản
Cắt tỉa để tạo bộ khung tán khỏe:
- Cuối năm thứ nhất:
+ Bấm ngọn ở vị trí cách mặt đất 80 cm để tạo các cành cấp 1.
- Cuối năm thứ hai:
+ Chọn 3 - 5 cành cấp 1 khoẻ, phân bố đều trên thân chính.
+ Loại bỏ cành cấp 2 đã phát sinh.
+ Bấm ngọn cành cấp 1 cách gốc 50 - 60 cm để tạo cành cấp 2.
- Cuối năm thứ ba:
+ Bấm cành cấp 2.
+ Để lại 2 cành cấp 2 phía ngoài cùng trên một cành cấp 1 để tạo cành cấp 3, cấp 4.
2. Thời kì kinh doanh
- Loại bỏ cành chết, cành bị tổn thương, sâu bệnh, cành mọc chen chúc, không hiệu quả.
- Loại bỏ bớt mầm mọc trong thân, cành chính phía trong tán cây.
- Tỉa bỏ quả nhỏ, dị hình, nhiễm sâu bệnh và tỉa thưa quả.
IV. KĨ THUẬT ĐIỀU KHIỂN RA HOA, ĐẬU QUẢ
1. Thúc đẩy khả năng ra hoa
- Sử dụng Paclobutrazol nồng độ 0,02 - 0,04%:
+ Tưới quanh gốc.
+ Liều lượng 2.5 - 5 g/m đường kính tán.
- Hoặc sử dụng nồng độ 1000 - 2000 ppm xịt lên lá.
- Có thể sử dụng kết hợp hạn chế tưới nước để nâng cao hiệu quả.
2. Tăng khả năng đậu quả
- Sử dụng GA3:
+ Nồng độ 20 - 40 ppm phun cho cây ở thời kì đầu ra hoa và thời kì tạo quả non.
=> Giúp tăng tỉ lệ đậu quả, giảm rụng quả.
- Đối với cây cam:
+ Sử dụng Brassinolide nồng độ 5 mg/100L nước phun cho cây ở thời kì đầu ra hoa và thời kì tạo quả non.
=> Giúp tăng tỉ lệ đậu quả, tăng trọng lượng quả và năng suất.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây