Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 3. Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế SVIP
1. Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên
a. Đối với khí hậu và sinh vật
- Do địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp nên tính nhiệt đới của thiên nhiên được bảo toàn trên phần lớn diện tích lãnh thổ.
- Ở các vùng núi, thiên nhiên có sự phân hoá theo đai cao.
+ Đai nhiệt đới gió mùa: ở độ cao dưới 600 - 700m (miền Bắc) hoặc dưới 900 - 1000 m (miền Nam); mùa hạ nóng, sinh vật tiêu biểu là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa.
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: lên đến độ cao 2 600 m, khí hậu mát mẻ, sinh vật gồm có rừng cận nhiệt lá rộng, rừng lá kim,...
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi: ở độ cao trên 2 600m (chỉ có ở miền Bắc); khí hậu có tính chất ôn đới, sinh vật là các loài thực vật ôn đới (đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,...).
- Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự phân hóa giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam:
+ Sườn đón gió mưa nhiều, sinh vật phát triển.
+ Sườn khuất gió mưa ít, sinh vật nghèo nàn hơn.
b. Đối với sông ngòi và đất
* Đối với đất:
- Hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi:
+ Khu vực Tây Bắc, sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
+ Khu vực Đông Bắc, sông chảy theo hướng vòng cung.
- Độ dốc địa hình ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy:
+ Ở vùng núi, sông thường chảy nhanh hơn.
+ Ở vùng đồng bằng, sông chảy chậm và điều hòa hơn.
* Đối với đất:
- Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao.
+ Ở nước ta, khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa.
+ Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần.
- Hai bên sườn của địa hình cũng có sự khác nhau về ranh giới bắt đầu và kết thúc của các vành đai đất.
2. Ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế
Mỗi khu vực địa hình (đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa) sẽ có phương thức khai thác kinh tế phù hợp để tận dụng những lợi thế và khắc phục những khó khăn, hướng đến sự phát triển bền vững.
a. Đối với địa hình đồi núi
- Thế mạnh:
+ Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp: là nơi có nguồn lâm sản phong phú thuận lợi phát triển ngành lâm nghiệp; các đồng cỏ tự nhiên rộng lớn tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn; thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả;... như các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên,...
+ Đối với công nghiệp: là nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim,...; sông ngòi chảy qua địa hình miền núi, nhiều thác ghềnh (sông Đà, sông Sê San, Srê Pốk,...) nên có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
+ Đối với du lịch: có khí hậu mát mẻ, cảnh quan đa dạng và đặc sắc, là cơ sở để hình thành các địa điểm du lịch có giá trị.
- Hạn chế: địa hình bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho giao thông và cần chú ý đến công tác phòng chống thiên tai như lũ quét, sạt lở,...
b. Đối với địa hình đồng bằng
- Thế mạnh:
+ Có địa hình bằng phẳng, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào, dân cư đông đúc nên thuận lợi phát triển các ngành kinh tế.
+ Thuận lợi xây dựng cơ sở hạ tầng và cư trú nên hình thành nhiều trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ,...
+ Đối với ngành nông nghiệp, thuỷ sản: là vùng trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản,... chủ yếu của cả nước như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long,...
- Hạn chế: do lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời và dân cư tập trung đông đúc nên tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, môi trường một số nơi bị suy thoái,...
c. Đối với địa hình bờ biển
- Thế mạnh: vùng biển và thềm lục địa của nước ta thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.
Hoạt động kinh tế biển | Điều kiện phát triển |
Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản và làm muối |
- Có nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, với trữ lượng tương đối lớn (tôm hùm, đồi mồi, yến sào,...). - Nghề làm muối có nhiều điều kiện để phát triển, nhất là vùng ven biển Nam Trung Bộ. |
Giao thông vận tải biển | Có nhiều vũng, vịnh để xây dựng các cảng nước sâu như cảng Cái Lân, cảng Chân Mây, cảng Vân Phong,... |
Khai thác năng lượng | Có tiềm năng về dầu khí; năng lượng gió, thuỷ triều. |
Du lịch biển |
- Có nhiều bãi tắm đẹp (Sầm Sơn, Thiên Cầm, Mỹ Khê, Nha Trang,...). - Có nhiều đảo có phong cảnh đẹp, không khí trong lành (Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc,...). |
- Vùng biển và thềm lục địa chịu tác động bởi các thiên tai như bão,.. => Trong quá trình khai thác cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường biển, bảo tồn sự đa dạng sinh học của các hệ sinh thái biển,...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây