Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 27. Sử dụng và bảo dưỡng ô tô SVIP
I. SỬ DỤNG Ô TÔ
1. Trước khi khởi động động cơ
Trước khi khởi động động cơ cần phải:
- Kiểm tra tình trạng ngoài xe, áp suất lốp, các dụng cụ, giấy tờ và các trang bị cần thiết khác theo quy định hiện hành.
- Kiểm tra nước làm mát, nước rửa kính, nhiên liệu,...
- Kiểm tra hành trình tự do của vành tay lái, bàn đạp li hợp, bàn đạp phanh.
=> Để đảm bảo hiệu quả làm việc của các hệ thống điều khiển của người lái.
- Điều chỉnh ghế để có tư thế lái xe thoải mái nhất.
- Thắt và điều chỉnh dây an toàn đúng cách để đảm bảo an toàn thoải mái với người ngồi trên xe.
- Điều chỉnh gương chiếu hậu để có tầm nhìn tốt nhất, không bị che khuất không gian cần quan sát.
2. Sau khi khởi động động cơ
Sau khi khởi động động cơ cần phải:
- Nghe các âm thanh của động cơ và quan sát các thông tin hiển thị của các đồng hồ, đèn báo trên bảng điều khiến khi làm việc.
=> Để đánh giá được tình trạng kĩ thuật của ô tô.
- Kiểm tra phanh chính và phanh dừng để đảm bảo khả năng làm việc của cơ cấu an toàn.
- Kiểm tra tình trạng làm việc của:
+ Đèn chiếu sáng.
+ Các đèn tín hiệu, đèn phanh.
+ Còi, gạt nước, phun nước rửa kính,...
3. Trong khi lái xe
Trong khi lái xe cần phải:
- Luôn tuân thủ các quy định về lái xe theo quy định hiện hành.
- Luôn chú ý các âm thanh phát ra từ động cơ, các hệ thống chuyển động và thân xe,...
=> Để kịp thời phát hiện các tiếng kêu bất thường và có những xử lí phù hợp.
- Theo dõi chỉ báo của các đồng hồ, đèn tín hiệu để có những điều khiển xe phù hợp.
- Quan sát quanh xe để có thể phán đoán tốt các tình huống và không bị bất ngờ trong khi lái xe.
- Điều khiển xe với vận tốc theo quy định, theo chất lượng mặt đường, theo mật độ tham gia giao thông,...
=> Để đảm bảo an toàn giao thông, tránh tình trạng xe rung xóc nhiều, gây khó chịu cho người ngồi trên xe và ảnh hưởng đến các hệ thống của xe,...
4. Kết thúc hành trình lái xe
Kết thúc hành trình lái xe cần:
- Quan sát bên ngoài và dưới gầm xe để phát hiện các hư hỏng phát sinh sau khi dừng xe và kết thúc hành trình.
- Kiểm tra mức nhiên liệu, dầu máy, nước làm mát, nước rửa kính (bổ sung nếu thiếu).
- Kiểm tra bánh xe, áp suất hơi lốp (kể cả lốp dự phòng).
II. BẢO DƯỠNG Ô TÔ
1. Những công việc bảo dưỡng cơ bản
- Công việc kiểm tra và chẩn đoán kĩ thuật các chi tiết:
+ Kiểm tra mặt ngoài xe, các mối ghép, chẩn đoán kĩ thuật của các chi tiết, tổng thành và toàn bộ ô tô.
- Công việc điều chỉnh và xiết chặt:
+ Tiến hành điều chỉnh, xiết chặt các mối ghép trong các cụm chỉ tiết, tổng thành theo tiêu chuẩn,...
- Công việc bôi trơn và làm mát:
+ Kiểm tra, bổ sung thay thế dầu, mỡ bôi trơn và nước làm mát theo quy định của nhà sản xuất.
- Công việc về lốp xe:
+ Kiểm tra áp suất lốp, nếu cần phải bơm lốp để đảm bảo an toàn khi chuyển động.
+ Kiểm tra sự hao mòn lốp, thay đổi vị trí của lốp theo tài liệu hướng dẫn của từng xe.
=> Cần thay lốp khi đến định kì hoặc mòn quá quy định.
- Công việc bảo dưỡng mặt ngoài: rửa xe, đánh bóng vỏ xe,...
2. Chế độ bảo dưỡng ô tô
a. Bảo dưỡng kĩ thuật thường xuyên
- Được thực hiện trước hoặc sau mỗi ngày hoạt động của xe hoặc trong thời gian xe hoạt động bởi lái xe, phụ xe.
- Bảo dưỡng kĩ thuật thường xuyên bao gồm:
+ Bảo dưỡng mặt ngoài xe (quét dọn, rửa, lau chùi).
+ Kiểm tra lốp xe.
+ Kiểm tra, điều chỉnh xiết chặt.
+ Kiểm tra và bổ sung dầu bôi trơn, nước làm mát và nhiên liệu động cơ.
b. Bảo dưỡng kĩ thuật định kì
- Chu kì và các công việc của bảo dưỡng ô tô phải được xây dựng phù hợp trên cơ sở yêu cầu của nhà sản xuất và đặc thù trong sử dụng như địa hình, khí hậu,...
- Chu kì bảo dưỡng định kì:
Loại ô tô | Chu kì bảo dưỡng định kì | |
Quãng đường (km) | Thời gian (tháng) | |
Ô tô con | 5000 - 10000 | 6 |
Ô tô khách | 4000 - 8000 | 3 - 6 |
Ô tô chở hàng, ô tô chuyên dụng | 4000 - 8000 | 3 - 6 |
- Công việc bảo dưỡng định kì gồm:
+ Công việc bảo dưỡng thường xuyên.
+ Kiểm tra hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống điện - điện tử,...
+ Vệ sinh, điều chỉnh và thay thế một số chi tiết, thiết bị, vật liệu như:
-
Thay dầu, thay lọc dầu của động cơ.
-
Vệ sinh lọc gió động cơ.
-
Kiểm tra bổ sung nước làm mát, nước rửa kính,...
+ Bảo dưỡng phanh bánh xe, nâng xe kiểm tra, xiết chặt các đai ốc ở gầm xe,...
+ Khắc phục các hư hỏng đột xuất (nếu có).
III. ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI THAM GIA GIAO THÔNG
1. Đối với người lái
a. Trước khi khởi hành
- Kiểm tra tình trạng kĩ thuật của xe, kiểm tra các cửa xe, kính xe, kiểm tra vật cản chuyển động của xe.
- Kiểm tra và yêu cầu hành khách ngồi đúng vị trí, thắt dây an toàn.
- Kiểm tra việc chằng buộc và sắp xếp hàng hoá, hành lí trên xe.
- Quan sát đường, các phương tiện và người đang tham gia giao thông.
=> Để đảm bảo xe khởi hành trong điều kiện an toàn.
b. Khi điều khiển xe trên đường
Trong khi điều khiển xe trên đường, cần chú ý thực hiện nghiêm túc một số quy tắc sau:
- Quan sát và chấp hành hiệu lệnh của:
+ Người điều khiển giao thông.
+ Đèn tín hiệu.
+ Biển báo giao thông,
+ Vạch kẻ đường,...
- Không chạy xe quá tốc độ quy định, không phóng nhanh, vượt ẩu.
- Nhường đường cho các xe ưu tiên.
- Giữ khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước theo đúng quy định.
2. Đối với người ngồi trên xe
- Ngồi đúng vị trí, ngay ngắn, chắc chắn, thắt dây an toàn.
- Không gây ồn ào làm ảnh hưởng đến sự tập trung của người lái.
- Không đưa tay và các bộ phận khác của cơ thể ra ngoài khi xe đang chạy.
- Xe dừng hẳn mới mở cửa để xuống xe.
+ Quan sát kĩ trước khi mở cửa xe, đặc biệt trong trường hợp mở cửa bên trái.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây