Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 26. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc (phần 1) SVIP
I. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí
1. Đặc điểm
- Thuộc châu Á, có diện tích đất khoảng 9,6 triệu km2.
- Lãnh thổ trên đất liền trải dài từ khoảng 20oB đến 53oB và từ 73oĐ đến 135oĐ.
- Tiếp giáp với 14 nước và có đường biên giới trên đất liền dài hơn 21 000 km.
- Phía Đông là vùng biển thuộc các biển Hoa Đông, Hoàng Hải,... mở ra Thái Bình Dương với đường bờ biển dài khoảng 9 000 km.
2. Ý nghĩa
- Vùng biển rộng, đường bờ biển dài => Thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển và đặc biệt, Trung Quốc có thể giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội với các nước trong khu vực Đông Á (Hàn Quốc, Nhật Bản,...), Đông Nam Á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng phát triển.
- Phần lớn vùng biên giới với các nước có địa hình núi cao, hiểm trở, khó khăn cho giao thương.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình và đất đai
- Trung Quốc có nhiều dạng địa hình như đồng bằng, bồn địa, cao nguyên, núi cao,... Địa hình cao dần từ Đông sang Tây.
- Có thể dựa vào đường kinh tuyến 105oĐ làm ranh giới tương đối để phân chia 2 miền địa hình khác nhau:
Địa hình, đất đai | Đánh giá | |
Miền Đông |
- Các đồng bằng châu thổ rộng lớn. + Từ Bắc xuống Nam lần lượt là các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Trung. + Tổng diện tích hơn 1 triệu km2. + Được bồi tụ bởi những con sông => Đất phù sa màu mỡ. - Phía Đông Nam có địa hình đồi núi thấp. |
- Dân cư tập trung đông. - Nông nghiệp trù phú, thuận lợi trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi. |
Miền Tây |
- Địa hình hiểm trở với những dãy núi, sơn nguyên và các bồn địa lớn như dãy Hi-ma-lay-a, dãy Côn Luân, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Ta-rim,... - Đất đai khô cằn, chủ yếu là loại đất xám hoang mạc và bán hoang mạc. |
Điều kiện tự nhiên không thật thuận lợi cho hoạt động sản xuất, chỉ một số nơi có thể phát triển nghề rừng và có đồng cỏ để chăn nuôi gia súc. |
2. Khí hậu
Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, phần phía Nam có khí hậu cận nhiệt. Tuy nhiên, khí hậu có sự phân hoá:
- Theo chiều Đông - Tây:
+ Miền Đông có khí hậu gió mùa.
•
•
•
+ Miền Tây có khí hậu lục địa khắc nghiệt.
•
•
=> Nhìn chung, khí hậu ở miền Đông ôn hoà hơn so với miền Tây nên có nhiều thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất.
- Theo đai cao: kiểu khí hậu núi cao hình thành trên các sơn nguyên và núi cao từ 2000 - 3000m trở lên. Ở các khu vực này về mùa đông rất lạnh, có băng tuyết bao phủ, mùa hạ mát và thời tiết hay thay đổi.
3. Sông, hồ
- Có hàng nghìn con sông lớn nhỏ, phần lớn các sông bắt nguồn từ miền núi phía Tây và chảy ra các biển ở phía Đông như Hoàng Hà, Trường Giang, Tây Giang,...
- Ở miền Tây, các sông có giá trị lớn về thuỷ điện.
- Ở miền Đông, sông có giá trị nhiều về thuỷ lợi, cung cấp nước cho sản xuất, nông nghiệp, phát triển giao thông và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.
- Có nhiều hồ tự nhiên, tạo nên phong cảnh đẹp như hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam), Thái Hồ (tỉnh Giang Tô),... Các hồ không chỉ có giá trị thuỷ lợi mà còn giúp phát triển du lịch ở các địa phương.
4. Sinh vật
- Có tài nguyên rừng với nhiều loài động, thực vật đa dạng và quý hiếm.
- Thảm thực vật có sự phân hoá theo chiều Bắc - Nam và Đông - Tây, từ rừng cận nhiệt đới ẩm ở phía Nam đến rừng lá rộng và rừng lá kim ở phía Bắc; phía Tây là thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.
- Trung Quốc coi trọng việc trồng rừng và bảo vệ rừng, nhờ đó diện tích rừng tăng lên đáng kể trong những năm qua.
5. Khoáng sản
Có nhiều loại khoáng sản với gần 150 loại, trong đó nhiều loại có giá trị kinh tế cao, tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành công nghiệp.
- Khoáng sản năng lượng: than có trữ lượng hơn 143 tỉ tấn (hơn 13% của thế giới), tập trung nhiều ở Đông Bắc, Hoa Bắc, Tây Bắc. Dầu mỏ và khí tự nhiên được tìm thấy ở nhiều nơi như Đông Bắc, Hoa Nam, bồn địa Tứ Xuyên,...
- Khoáng sản kim loại: kim loại đen )sắt, man-gan,...) trữ lượng khá lớn, phân bố rải rác khắp lãnh thổ; kim loại màu (đồng, thiếc,...) trữ lượng lớn hàng đầu thế giới. Đặc biệt, trữ lượng đất hiếm ở đây đứng đầu thế giới với 44 triệu tấn.
- Khoáng sản phi kim loại: phốt phát, lưu huỳnh, muối mỏ,... có trữ lượng lớn.
6. Biển
Trung Quốc giàu tài nguyên biển, có vùng biển rộng, mở ra Thái Bình Dương.
- Tài nguyên sinh vật biển phong phú với trên 20 000 loài, nhiều ngư trường rộng lớn.
- Dọc bờ biển có nhiều vịnh biển có thể xây dựng hải cảng, phát triển giao thông vận tải biển. Vùng biển có tiềm năng về dầu mỏ và khí tự nhiên.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây