Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 25. Hệ thống phanh, hệ thống treo và hệ thống lái SVIP
I. HỆ THỐNG PHANH
1. Nhiệm vụ và phân loại
- Hệ thống phanh trên ô tô có nhiệm vụ:
+ Giảm vận tốc của ô tô đến một vận tốc yêu cầu hoặc cho đến khi dừng hẳn.
+ Giữ cho ô tô đứng yên trên đường khi đỗ xe.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng có thể chia ra:
+ Phanh chính.
+ Phanh dừng,...
- Căn cứ vào cơ cấu phanh có thể chia ra:
+ Phanh guốc.
+ Phanh đĩa,...
- Căn cứ vào dạng dẫn động có thể chia ra:
+ Dẫn động cơ khí thường dùng cho hệ thống phanh dừng.
+ Dẫn động thuỷ lực (phanh dầu) có thể dùng cho ô tô con hoặc ô tô tải nhỏ.
+ Dẫn động khí nén (phanh hơi) thường dùng cho ô tô buýt và ô tô tải lớn.
+ Dẫn động thuỷ - khí (kết hợp hai loại dẫn động thuỷ lực và khí nén) được dùng cho một số ô tô tải có tải trọng trung bình.
2. Cấu tạo
* Chú thích:
1. Bàn đạp phanh | 4. Cơ cấu phanh sau |
2. Xilanh phanh chính và bộ trợ lực | 5. Cụm phanh dừng |
3. Cơ cấu phanh trước | 6. Đường dầu của dẫn động phanh |
* Hệ thống phanh trên ô tô có cấu tạo gồm nhiều bộ phận, chi tiết, tuỳ theo từng dạng dẫn động và mục đích sử dụng.
* Hệ thống phanh dầu gồm các bộ phận chính sau:
- Cơ cấu phanh tạo mômen ma sát giữa phần quay và phần cố định để phanh bánh xe:
+ Cơ cấu phanh đĩa:
-
Sử dụng các má phanh ép vào đĩa phanh (quay cùng bánh xe) để tạo mômen phanh.
+ Cơ cấu phanh tang trống:
-
Sử dụng các guốc phanh ép vào trống phanh (quay cùng bánh xe) để tạo mômen phanh.
- Dẫn động phanh tiếp nhận lực từ bàn đạp phanh (1) thông qua:
+ Cụm xilanh phanh chính và trợ lực (2) đưa dầu qua các đường dầu (6) đến các cơ cấu phanh thực hiện quá trình phanh bánh xe.
- Cụm phanh dừng (5) có chức năng dừng, giữ xe trên đường trong thời gian dài.
3. Nguyên lí làm việc
- Khi người lái tác động lên bàn đạp phanh (1):
+ Xilanh phanh chính và cụm trợ lực (2) nhận và chuyển đổi thành dầu có áp suất cao truyền tới các xilanh phanh trên từng cơ cấu phanh.
=> Để tạo lực đẩy má phanh ép vào đĩa phanh (trống phanh) tạo mômen phanh bánh xe.
- Khi cần dừng hoặc đỗ xe, người lái kéo cần phanh tay trên cụm phanh dừng (5) thông qua dẫn động cơ khí má phanh ma sát với trống phanh làm dừng xe.
II. HỆ THỐNG TREO
1. Nhiệm vụ và phân loại
- Khi ô tô chuyển động trên đường không bằng phẳng hoặc khi quay vòng:
+ Xuất hiện các xung lực từ mặt đường tác động lên xe làm xuất hiện các dao động.
- Các dao động này làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người ngồi trên xe và hàng hoá.
- Hệ thống treo là hệ thống liên kết giữa thân xe và cầu xe (bánh xe) có nhiệm vụ:
+ Giảm tác động va đập từ mặt đường lên thân xe, đảm bảo ô tô chuyển động êm dịu.
+ Truyền các lực và mômen giữa thân xe và cầu xe (bánh xe).
- Hệ thống treo có thể phân loại như sau:
+ Theo dạng dẫn hướng có thể phân loại hệ thống treo thành:
-
Độc lập.
-
Phụ thuộc.
+ Theo các loại bộ phận đàn hồi có thể chia ra:
-
Nhíp, lò xo, khí nén,...
2. Cấu tạo
- Hệ thống treo độc lập thường dùng cho các loại ô tô con.
- Hệ thống treo phụ thuộc thường dùng cho các loại ô tô buýt và ô tô tải.
- Về cơ bản, hệ thống treo bao gồm các bộ phận chính:
+ Bộ phận đàn hồi.
+ Bộ phận giảm chấn.
+ Bộ phận dẫn hướng và ổn định.
- Chú thích:
1. Cầu xe | 4. Bộ phận dẫn hướng và ổn định |
2. Bộ phận đàn hồi | 5. Bánh xe |
3. Bộ phận giảm chấn |
- Bộ phận đàn hồi:
+ Nối giữa khung (vỏ) và cầu xe có nhiệm vụ:
-
Giảm tác động từ bánh xe lên thân xe khi đi trên đường không bằng phẳng.
+ Bộ phận đàn hồi có nhiều loại nhưng phổ biến nhất là lò xo và nhíp.
+ Ngoài làm nhiệm vụ của bộ phận đàn hồi, nhíp còn làm nhiệm vụ của bộ phận dẫn hướng.
- Bộ phận giảm chấn:
+ Nhiệm vụ dập tắt nhanh dao động bằng cách chuyển đổi năng lượng dao động thành nhiệt năng toả ra môi trường.
+ Hiện nay, giảm chấn được sử dụng chủ yếu là loại giảm chấn thuỷ lực dạng ống.
- Bộ phận dẫn hướng và ổn định:
+ Gồm các đòn liên kết giữa cầu xe với khung (vỏ) xe để:
-
Đảm bảo truyền các lực dọc, lực ngang giữa cầu xe (bánh xe) và khung (vỏ) xe.
+ Trên một số loại ô tô có thêm thanh ổn định (4).
+ Các đầu của thanh ổn định nối với cầu xe (bánh xe), thân của thanh ổn định nối với khung (vỏ) xe.
3. Nguyên lí làm việc
- Khi ô tô đi trên đường không bằng phẳng, cầu xe tác động lên bộ phận đàn hồi làm cho thân xe dao động.
- Khoảng cách của thân xe và cầu xe (bánh xe) bị thay đổi theo làm:
+ Khoảng cách hai đầu giảm chấn thay đổi tạo nên các hành trình nén và trả.
- Nhờ có sự dịch chuyển của pít tông trong xilanh:
+ Chất lỏng bị dồn qua các van tiết lưu (nén, trả) có tiết diện rất nhỏ.
- Ma sát tại các van tiết lưu sinh ra các lực cản và biến năng lượng dao động thành nhiệt toả ra môi trường qua vỏ giảm chấn.
- Bộ phận dẫn hướng và ổn định:
+ Sẽ truyền lực dọc, ngang, các mômen tương tác giữa cầu xe (bánh xe) với thân xe.
+ Đảm bảo động học các bánh xe trong quá trình xe chuyển động, đặc biệt khi đi qua đường có mấp mô lớn hoặc khi xe quay vòng.
III. HỆ THỐNG LÁI
1. Nhiệm vụ và phân loại
- Hệ thống lái có nhiệm vụ thay đổi hướng chuyển động và đảm bảo quỹ đạo chuyển động của ô tô theo điều khiển của người lái.
- Hệ thống lái có thể phân loại như sau:
+ Theo cách bố trí vành tay lái, có loại bên trái và bên phải.
+ Theo vị trí cầu dẫn hướng, có loại cầu trước dẫn hướng và tất cả các cầu dẫn hướng.
+ Theo dạng trợ lực và điều khiển, có loại trợ lực thuỷ lực, trợ lực điện,...
2. Cấu tạo
- Hệ thống lái có cấu tạo phức tạp, gồm nhiều chi tiết và bộ phận,... tuỳ thuộc vào mỗi loại hệ thống lái.
- Về cơ bản, hệ thống lái có thể gồm một số bộ phận chính sau:
+ Vành tay lái (1) hay gọi là vô lăng:
-
Là cơ cấu điều khiển nằm trên buồng lái.
-
Chịu tác động trực tiếp của người điều khiển.
+ Trục lái (2) là bộ phận nối liền giữa vành tay lái (1) và cơ cấu lái (3).
+ Cơ cấu lái (3) có nhiệm vụ:
-
Biến đổi chuyển động quay của vành tay lái thành chuyển động góc của đòn quay đứng (4).
+ Dẫn động lái:
-
Gồm các chi tiết, bộ phận làm nhiệm vụ truyền lực từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng để điều khiển hướng chuyển động của xe.
-
Dẫn động lái của hệ thống lái gồm: đòn kéo dọc (5), đòn quay ngang (6), các đòn bên (8) và đòn ngang (9).
-
Cụm chi tiết gồm hai đòn bên (8), đòn ngang (9) và dầm cầu (10) tạo thành hình thang lái.
-
Hình thang lái có nhiệm vụ đảm bảo động học quay vòng đúng cho các bánh xe dẫn hướng.
-
Kết cấu hình thang lái phụ thuộc nhiều vào kết cấu hệ thống treo.
=> Để giảm nhẹ lực tác động của người lái khi điều khiển xe, trên ô tô còn bố trí thêm các bộ phận trợ lực lái như:
- Trợ lực lái thuỷ lực.
- Trợ lực lái điện.
3. Nguyên lí làm việc
- Khi ô tô đi thẳng, vành tay lái (1) nằm ở vị trí trung gian, các cơ cấu được bố trí để:
+ Các bánh xe dẫn hướng nằm ở vị trí đi thẳng theo phương chuyển động thẳng của ô tô.
- Khi muốn chuyển hướng ô tô sang trái:
+ Người lái quay vành tay lái (1) sang trái (ngược chiều kim đồng hồ), thông qua trục lái (2) và cơ cấu lái (3), đầu đòn quay đứng (4) dịch chuyển về phía trước.
- Đòn kéo dọc (5) sẽ kéo đầu đòn quay ngang (6) về phía trước làm bánh xe dẫn hướng bên trái quay sang trái.
- Đồng thời, nhờ dẫn động của hình thang lái, bánh xe dẫn hướng bên phải cũng quay theo làm xe chuyển hướng sang trái.
- Khi quay vành tay lái (1) sang bên phải (theo chiều kim đồng hồ), thông qua trục lái (2) và cơ cấu lái (3), đòn quay đứng (4) dịch chuyển về phía sau, tương tự như trên làm các bánh xe dẫn hướng quay sang phải, xe chuyển hướng sang phải.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây