Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Bài 24. Một số bệnh thủy sản phổ biến và biện pháp phòng trị SVIP
I. BỆNH LỒI MẮT Ở CÁ RÔ PHI
1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh lồi mắt là một trong những bệnh nguy hiểm đối với cá rô phi.
- Bệnh lưu hành trên toàn thế giới:
+ Gây chết với tỉ lệ cao.
+ Thiệt hại kinh tế cho người nuôi.
- Cá rô phi bị bệnh có các triệu chứng như:
+ Thân cá có màu đen.
+ Bơi tách đàn.
+ Giảm ăn đến bỏ ăn.
+ Xuất huyết trên da.
- Bệnh nặng gây xuất huyết mắt, lồi mắt, xuất hiện dấu hiệu thần kinh như:
+ Bơi xoay tròn.
+ Bơi không có định hướng.
- Khi giải phẫu cá mắc bệnh có thể quan sát thấy các bệnh tích như:
+ Gan, ruột xuất huyết.
+ Thận, lách sưng kèm theo xuất huyết hoặc tụ huyết.
![Cá bị lồi mắt.olm công nghệ 12, cá bệnh, olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0717/img_teacher_2024-07-17_6697f22ab9e5a.jpg)
![Cá bị xuất huyết.olm công nghệ 12, cá, xuất huyết, olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0717/img_teacher_2024-07-17_6697f2d9442b8.jpg)
- Tác nhân gây bệnh là Streptococcus agalactiae, đây là liên cầu khuẩn Gram dương.
- Bệnh có tốc độ lây lan nhanh và gây thiệt hại:
+ Cho các ao nuôi cá rô phi từ cá giống đến cá thương phẩm.
+ Tỉ lệ chết có thể từ 30% đến 70%.
+ Có trường hợp tới 100% nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
- Bệnh thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa hè, trong ao hoặc lồng nuôi có mật độ cao.
![Streptococcus agalactiae.olm công nghệ 12, tác nhân gây bệnh, olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0717/img_teacher_2024-07-17_6697f33e5b859.jpg)
2. Biện pháp phòng, trị bệnh
a. Phòng bệnh
- Để phòng bệnh lồi mắt ở cá rô phi hiệu quả, cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp trước và trong khi nuôi:
+ Sát khuẩn.
+ Khử trùng ao.
+ Nguồn nước.
- Vào những ngày nắng nóng cần:
+ Có chế độ cho cá ăn phù hợp.
+ Tăng cường bổ sung chế phẩm vi sinh.
+ Vitamin để tăng sức đề kháng cho cá.
b. Trị bệnh
- Khử trùng nước ao nuôi kết hợp:
+ Trộn thuốc.
+ Sản phẩm có tác dụng diệt vi khuẩn:
-
Beta glucan.
-
Allicin, polyphenol.
-
Dịch chiết tỏi,...
→ Vào thức ăn cho cá ăn từ 5 đến 7 ngày.
- Kết hợp bổ sung vitamin C, các chất tăng cường sức đề kháng cho cá.
- Sau khi điều trị, bổ sung chế phẩm vi sinh vào:
+ Thức ăn.
+ Môi trường nước.
→ Để phục hồi hệ vi sinh có lợi.
II. BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA
1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh gan thận mủ trên cá tra xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1998.
+ Trở thành bệnh nguy hiểm.
+ Gây hại cho nghề nuôi cá tra đơn xuất khẩu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Khi cá tra bị bệnh có các triệu chứng kén anh, bỏ ăn, gầy yếu, bụng chướng to.
- Giải phẫu quan sát thấy:
+ Gan, thận, lách, thận bị tổn thương.
+ Những đốm trắng đục đường kính từ 0,5 mm đến 2,5 mm.
![Bệnh gan thận mủ trên cá tra.olm công nghệ 12, mủ, cá tra, olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0717/img_teacher_2024-07-17_6697f7c996de2.jpg)
- Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Edwardsiella ictaluri, đây là trực khuẩn Gram âm, hình que mảnh.
- Bệnh gây hại nặng ở giai đoạn cá hương:
+ Đến khoảng 6 tháng tuổi.
+ Tỉ lệ chết cao từ 60% đến 70%.
+ Có trường hợp lên tới 100%.
- Bệnh thường xảy ra vào:
+ Mùa xuân, mùa thu.
+ Khi thời tiết mát mẻ.
+ Trong những ao nuôi mật độ cao.
![Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.olm công nghệ 12, vi khuẩn, olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0718/img_teacher_2024-07-18_6697f89ddcfb8.jpg)
2. Biện pháp phòng, trị bệnh
a. Phòng bệnh
- Để phòng bệnh gan thận mủ hiệu quả, cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp:
+ Sát khuẩn, khử trùng ao.
+ Khử trùng nguồn nước ao nuôi trước và trong khi nuôi.
+ Đảm bảo môi trường sống thích hợp cho cá.
+ Tránh để cá bị sốc trong quá trình nuôi.
- Định kì kiểm tra cá nhằm phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời.
b. Trị bệnh
- Khử trùng nước ao nuôi:
+ Trộn thuốc.
+ Sản phẩm có tác dụng diệt vi khuẩn:
-
Beta glucan.
-
Allicin, polyphenol.
-
Dịch chiết tỏi,...
→ Vào thức ăn cho cá ăn từ 5 đến 7 ngày,
+ Kết hợp bổ sung vitamin C.
+ Các chất tăng cường sức đề kháng cho cá.
- Sau khi điều trị, bổ sung chế phẩm vi sinh vào:
+ Thức ăn.
+ Môi trường.
→ Để phục hồi hệ vi sinh vật có lợi.
III. BỆNH HOẠI TỬ THẦN KINH (VNN)
1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh
- Là một trong những bệnh cấp tính nguy hiểm trên nhiều loài cá biển quan trọng như:
+ Cá song.
+ Cá sủ đất.
+ Cá chim vây vàng,...
- Tác nhân gây bệnh là Betanodavirus:
+ Hình cầu.
+ Không có vỏ bọc.
+ Có vật chất di truyền là RNA.
- Virus thường kí sinh trong:
+ Tế bào chất của tế bào thần kinh trong não.
+ Trong võng mạc mắt cá.
![Betanodavirus.olm công nghệ 12, virus, olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0718/img_teacher_2024-07-18_6697f8ed81f26.jpg)
- Bệnh thường xuất hiện nhiều:
+ Từ tháng 5 đến tháng 10.
+ Khi nhiệt độ thích hợp cho virus phát triển mạnh (khoảng 25 - 30°C).
+ Đặc biệt là thời điểm mưa nhiều.
- Bệnh lưu hành rộng:
+ Có tốc độ lây lan nhanh.
+ Tỉ lệ chết cao ở cá kích cỡ khoảng 2 - 4 cm (từ 70% đến 100%).
- Cá bị bệnh hoại tử thần kinh có các triệu chứng như:
+ Kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ, da tối màu.
+ Khi bệnh chuyển nặng, cá có biểu hiện:
-
Không bình thường.
-
Bơi lội hỗn loạn.
-
Không định hướng.
-
Đầu chúi xuống dưới.
- Giải phẫu bên trong thấy:
+ Bóng hơi cá trương phồng.
+ Não xuất huyết.
+ Ruột không có thức ăn.
![Cá bị hoại tử thần kinh.olm công nghệ 12, hoại tử, cá, olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0718/img_teacher_2024-07-18_6697f94d7867b.jpg)
2. Biện pháp phòng, trị bệnh
- Bệnh hoại tử thần kinh gây ra trên cá biển chưa có biện pháp điều trị hiệu quả.
- Do vậy, biện pháp thích hợp nhất là chủ động thực hiện công tác phòng bệnh tổng hợp:
+ Chọn cá giống khoẻ mạnh, không nhiễm mầm bệnh.
+ Đảm bảo môi trường sống thích hợp cho cá, tránh để cá bị sốc trong quá trình nuôi.
+ Thức ăn tươi sống cần phải được xử lÍ để diệt mầm bệnh trước khi cho cá ăn.
+ Bổ sung vitamin C, các chất tăng cường sức đề kháng cho cá, đặc biệt là thời điểm bệnh hay xảy ra.
+ Sử dụng vaccine để phòng bệnh cho cá, đặc biệt là các mô hình nuôi lồng trên biển.
![Tiêm vaccine phòng bệnh VNN cho cá.olm công nghệ 12, bệnh VNN, olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0718/img_teacher_2024-07-18_6697f9ebc1dd7.jpg)
IV. BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM
1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh
- Là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở tôm nuôi (tôm sú và tôm thẻ chân trắng).
- Bệnh do Baculovirus có vật chất di truyền là DNA gây ra.
![Bệnh đốm trắng trên tôm.olm công nghệ 12, bệnh đốm trắng, olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0718/img_teacher_2024-07-18_6697fa6e8633d.jpg)
- Virus lây lan nhanh:
+ Trong ao.
+ Có thể lây lan sang ao khác qua nguồn nước.
+ Động vật trung gian truyền bệnh hoặc các dụng cụ.
- Khi bị bệnh:
+ Tôm hoạt động kém.
+ Bỏ ăn.
+ Nổi lên tầng mặt và dạt vào bờ.
+ Nắp mang phồng lên.
- Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là:
+ Xuất hiện những đốm trắng kích thước từ 0,5 mm đến 2 mm trên vỏ tôm ở giai đoạn bệnh nặng.
+ Tỉ lệ chết có thể lên tới 100% trong khoảng 3 - 10 ngày.
- Bệnh xảy ra vào:
+ Mùa xuân và đầu mùa hè.
+ Những ngày thời tiết thay đổi đột ngột.
+ Biên độ nhiệt độ trong ngày biến động quá lớn (> 5°C).
2. Biện pháp phòng, trị bệnh
- Bệnh đốm trắng do virus trên tôm chưa có thuốc đặc trị.
+ Vì vậy phòng bệnh là biện pháp chủ yếu để hạn chế dịch bệnh.
a. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp
- Cần lựa chọn tôm giống:
+ Ở cơ sở uy tín.
+ Tôm khỏe.
+ Không nhiễm bệnh.
+ Có chứng nhận kiểm dịch.
- Kiểm soát chặt chẽ an toàn sinh học:
+ Lắng lọc, khử trùng và xử lý nguồn nước trước khi đưa tôm vào ao nuôi.
+ Ngăn chặn không cho vật chủ trung gian bên ngoài vào ao nuôi.
+ Khi sử dụng thức ăn tươi sống cần đảm bảo thức ăn không nhiễm mầm bệnh.
+ Đảm bảo vệ sinh:
-
Khử trùng các dụng cụ.
-
Phương tiện ra vào khu vực nuôi để hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào hệ thống nuôi,...
b. Xử lí khi bệnh xảy ra
- Khi bệnh xảy ra, tuyệt đối không thảo nước ao tôm bị bệnh ra bên ngoài khi chưa khử trùng.
- Áp dụng các biện pháp:
+ Tiêu hủy đối với tôm chết.
+ Không đưa tôm ra khỏi khu vực nuôi để hạn chế dịch bệnh lây lan.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây