Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 24. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản SVIP
I. Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ CỦA VIỆC BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
1. Khái niệm nguồn lợi thủy sản
- Nguồn lợi thủy sản là:
+ Tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có:
-
Giá trị kinh tế.
-
Khoa học.
-
Du lịch.
-
Giải trí.
- Nguồn lợi thủy sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí.
- Tổ chức, cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao gồm:
+ Bảo vệ các loài thủy sản.
+ Môi trường sống của các loài thủy sản.
+ Khu vực tập trung sinh sản.
+ Khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống.
+ Đường di cư của loài thủy sản.
2. Ý nghĩa của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển thủy sản và bảo vệ đa dạng sinh học.
- Bảo vệ các loài thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản quý hiếm.
- Phục vụ phát triển kinh tế, khoa học và du lịch.
- Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản và góp phần phát triển thủy sản bền vững.
- Bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong thủy vực.
3. Nhiệm vụ của bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Xây dựng, ban hành kế hoạch và biện pháp quản lí nguồn lợi thủy sản.
+ Thực hiện bảo vệ và khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật.
- Tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi:
+ Xây dựng mới.
+ Thay đổi.
+ Phá bỏ công trình.
+ Có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản.
- Dành hành lang cho loài thủy sản di chuyển khi:
+ Khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở các sông, hồ, đầm, phá.
- Khắc phục hậu quả:
+ Bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi xả thải.
+ Thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng.
+ Phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất, dưới nước.
→ Làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản:
+ Gây tổn hại đến môi trường sống.
+ Khu vực tập trung sinh sản,
+ Khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống.
+ Đường di cư của loài thủy sản.
- Tuân theo quy định của pháp luật khi:
+ Tiến hành hoạt động thủy sản.
+ Có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến loài thủy sản như:
-
Môi trường sống.
-
Đường di cư.
-
Sinh sản.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
1. Khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật, thân thiện với môi trường
- Khai thác thủy sản:
+ Ngư cụ phù hợp.
+ Đúng quy định.
+ Sử dụng ngư cụ khai thác thân thiện môi trường.
- Nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng những phương pháp mang tính hủy diệt như:
+ Thuốc nổ.
+ Hóa chất.
+ Chích điện,...
- Hạn chế đánh bắt thủy sản ở khu vực gần bờ, mở rộng vùng khai thác xa bờ.
- Không khai thác:
+ Trong mùa sinh sản.
+ Thủy sản chưa đến thời kì khai thác.
+ Các thủy sản cấm khai thác.
+ Trong vùng cấm.
2. Thả các loài thủy sản quý, hiếm vào một số nội thủy, vũng và vịnh ven biển
- Các loài thủy sản quý, hiếm thường bị con người khai thác quá mức dẫn đến:
+ Số lượng ngày càng giảm.
+ Thậm chí một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Cần thả bổ sung các loài này vào các thủy vực tự nhiên để giúp:
+ Tăng số lượng.
+ Tăng khả năng sinh sản.
→ Làm tăng nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn giảm sút trữ lượng của những loài thủy sản quý, hiếm.
3. Thiết lập các khu bảo tồn biển
- Thiết lập các khu bảo tồn biển như:
+ Vườn quốc gia.
+ Khu dự trữ thiên nhiên.
+ Khu bảo tồn loài - sinh cảnh.
+ Khu bảo vệ cảnh quan.
→ Nhằm bảo vệ các loài thủy sản và môi trường sống của chúng trong các khu bảo tồn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thủy sản sinh trưởng, phát triển và sinh sản:
+ Bảo vệ đa dạng sinh học.
+ Bảo đảm cân bằng sinh thái vùng biển.
+ Cung cấp nguồn giống và nguồn lợi hải sản.
+ Góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia.
4. Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản
- Môi trường sống của các loài thủy sản đang bị ô nhiễm bởi nhiều nguyên nhân như:
+ Các chất thải sinh hoạt.
+ Chất thải nông nghiệp.
+ Các chất thải độc hại trong sản xuất công nghiệp.
+ Chất thải trong hoạt động khai thác thủy sản,...
→ Làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản.
- Việc bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản bằng các hành động cụ thể như
+ Không vứt rác bừa bãi.
+ Xả thải đúng quy định.
+ Không khai thác thủy sản bằng các biện pháp hủy diệt, gây ô nhiễm môi trường,…
- Cung cấp cho các loài thủy sản một môi trường sống thuận lợi, nhờ đó giúp:
+ Sinh trưởng nhanh.
+ Phát triển nhanh.
+ Sinh sản nhanh.
+ Duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây