Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 23. Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi SVIP
1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỔ BIẾN TRONG XỬ LÍ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
1.1. Xử lí chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas
- Sử dụng công nghệ biogas là lợi dụng vi khuẩn kị khí trong bể biogas để phân huỷ chất hữu cơ.
- Các vi khuẩn kị khí sẽ phân huỷ chất hữu cơ trong chất thải thành:
+ Hỗn hợp khí sinh học:
-
Chủ yếu là CH4, chiếm khoảng 60 - 70% và các khí CO2, N2, H2, CO,...
+ Phần lắng cặn (gồm mùn, các chất dinh dưỡng dễ hoà tan, một số nguyên tố khoáng như Cu, Zn, Fe, Mn,...) và nước thải.
- Hệ thống biogas cung cấp khí sinh học làm nhiên liệu cho đun nấu hoặc phát điện.
- Phần lắng cặn được sử dụng làm phân bón.
- Nước thải sau xử lí có thể sử dụng cho ao nuôi cá hoặc tưới cây.
- Quy trình xử lí chất thải bằng công nghệ biogas:
+ Bước 1: Thu thập chất thải.
+ Bước 2: Xử lí chất thải bằng công nghệ phân hủy sinh học.
+ Bước 3: Lọc và lưu trữ chất thải còn lại.
+ Bước 4: Sử dụng phân hữu cơ.
- Cấu tạo của bể biogas:
+ Bể điều áp.
+ Khu chứa khí.
+ Phần váng.
+ Phần sinh khí.
+ Chất lơ lửng.
+ Chất lắng cặn.
- Sử dụng công nghệ biogas giúp bảo vệ môi trường hiệu quả.
- Tuy nhiên, công nghệ biogas cũng có một số hạn chế như:
+ Cần diện tích lớn.
+ Đầu tư ban đầu cao.
1.2. Xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ phân
- Có ba phương pháp ủ phân:
+ Ủ nóng.
+ Ủ nguội.
+ Ủ hỗn hợp.
- Đặc điểm và hiệu quả xử lí của các phương pháp ủ phân.
Chỉ tiêu | Đơn vị | Trước khi ủ | Sau khi ủ | ||
Ủ nóng | Ủ hỗn hợp | Ủ nguội | |||
Thời gian ủ | Ngày | - | 60 - 65 | 80 - 90 | 170 |
Nhiệt độ | °C | - | 65 - 70 | 53 | 40,5 |
Độ ẩm | % | 81 | 60 | 65 | 78 |
Chất hữu cơ | % | 16 | 26 | 26 | 30 |
N tổng | % | 0,56 | 0,52 | 0,6 | 0,75 |
P tổng | % | 0,34 | 0,5 | 0,4 | 0,4 |
K2O | % | 0,2 | 0,45 | 0,32 | 0,42 |
Trứng giun sán | Trứng/10g | 5 - 25 | 0 | 0 | 10 |
- Sử dụng chế phẩm sinh học xử lí chất thải chăn nuôi làm phân hữu cơ vi sinh là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay.
- Chế phẩm sinh học sẽ giúp:
+ Phân giải nhanh chất thải thành phân hữu cơ.
+ Cung cấp dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất.
- Phân sau khi ủ có thể sử dụng để sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ khoáng,...
- Quy trình ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học:
+ Bước 1:
-
Thu gom, tập kết chất thải chăn nuôi (có thể bổ sung phụ phẩm trồng trọt).
-
Bố trí đống ủ.
+ Bước 2:
-
Bổ sung chế phẩm, độ ẩm.
-
Đảo trộn lần 1.
-
Chất thành đống ủ.
-
Phủ bạt che mưa, nắng.
+ Bước 3: Sau 20 ngày thì đảo trộn lần 2, phủ bạt che mưa nắng.
+ Bước 4: 15 - 20 ngày sau có thể đưa ra sử dụng phân hữu cơ bón cho cây.
- Quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh:
+ Phân hữu cơ thô được ủ hoai với men vi sinh và phụ gia, tạo thành phân hữu cơ sinh học.
+ Sau đó phân hữu cơ sinh học được bổ sung thêm men vi sinh và chuyển thành phân hữu cơ vi sinh.
- Sử dụng chế phẩm sinh học giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất, đồng thời các vi sinh vật trong chế phẩm còn giúp:
+ Phòng một số bệnh do nấm, tuyến trùng,... gây hại cho cây trồng.
- Sau khi ủ, mầm bệnh và hạt cỏ dại cũng bị tiêu diệt.
1.3. Xử lí chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho động vật khác
- Dùng chất thải chăn nuôi để nuôi một số động vật khác như giun quế, ấu trùng ruồi lính đen,...:
+ Tạo ra nguồn protein chất lượng cao làm thức ăn cho vật nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Đồng thời phụ phẩm sau khi nuôi có thể sử dụng làm phân bón.
- Đây là một trong những biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi:
+ Chi phí thấp.
+ Hiệu quả cao.
+ Thân thiện với môi trường.
1.4. Xử lí chất thải chăn nuôi bằng máy ép tách phân
- Sử dụng máy ép tách phân dựa trên nguyên tắc “lưới lọc” để:
+ Tách hầu hết các tạp chất nhỏ trong hỗn hợp của chất thải chăn nuôi thành bã.
- Phần bã sẽ được ủ thành phân hữu cơ hoặc sử dụng để nuôi động vật khác.
- Phần chất lỏng sẽ được đưa vào hầm biogas để xử lí tiếp.
- Công nghệ này là một trong những biện pháp quản lí chất thải hiệu quả đối với các trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp.
- Việc xử lí chất thải lỏng bằng máy ép tách phân có nhiều lợi ích:
+ Xử lí chất thải nhanh, gọn, dễ dàng, ít tốn diện tích.
+ Giảm lượng chất lắng, giảm chi phí nạo vét và tăng tuổi thọ cho hầm biogas.
+ Giảm ô nhiễm môi trường, tăng thêm nguồn thu nhập.
1.5. Chăn nuôi tiết kiệm nước
- Công nghệ chăn nuôi trên chuồng sàn:
+ Không sử dụng nước tắm cho vật nuôi, rửa chuồng nuôi nên lượng nước thải ra ít nhất.
- Công nghệ này sử dụng sàn có khe thoáng để:
+ Phân và nước tiểu của vật nuôi thoát xuống bể chứa phân ở phía dưới.
- Chất thải ở trong bể sẽ nhanh chóng hình thành lớp váng trên bề mặt để ngăn mùi hôi và khí độc bốc lên.
- Khi bể chứa phân gần đầy thì sẽ dẫn:
+ Phần chất lỏng ở trên sang một bể chứa bên ngoài thông qua hệ thống ống dẫn.
- Phần chất thải đậm đặc ở dưới sẽ được bơm lên để:
+ Ủ thành phân hữu cơ hoặc ủ với men vi sinh làm thức ăn nuôi thuỷ sản.
1.6. Sử dụng đệm lót sinh học
- Chăn nuôi trên đệm lót sinh học:
+ Là hình thức nuôi nhốt gia súc, gia cầm trên một nền đệm lót được làm bằng vật liệu hữu cơ (trấu, mùn cưa,...) trộn với chế phẩm sinh học.
- Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi đệm lót sinh học giúp:
+ Phân huỷ chất thải của vật nuôi.
+ Giảm khí độc.
+ Khử mùi hôi.
+ Cân bằng hệ vi sinh vật theo hướng có lợi cho vật nuôi.
- Biện pháp này đồng thời giúp:
+ Giảm công lao động.
+ Hạn chế nước thải do không phải thu gom chất thải.
+ Không cần tắm cho vật nuôi và cọ rửa chuồng nuôi.
- Đệm lót sinh học cũng tạo môi trường thân thiện, giúp cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.
2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHĂN NUÔI
2.1. Ứng dụng công nghệ lên men giảm ô nhiễm môi trường chăn nuôi
- Chất thải trong chăn nuôi được xử lí hiệu quả bằng:
+ Công nghệ lên men hiếu khí (ủ phân bằng phương pháp ủ nóng).
+ Công nghệ lên men kị khí (sử dụng hầm biogas).
- Các biện pháp này giúp phân giải hiệu quả chất hữu cơ trong chất thải đồng thời tạo ra sản phẩm hữu ích là:
+ Phân hữu cơ sinh học làm phân bón.
+ Khí gas làm nhiên liệu.
2.2. Sử dụng chế phẩm sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi
- Sử dụng chế phẩm sinh học phun hoặc rắc lên chất thải, đệm lót có tác dụng:
+ Giảm mùi hôi.
+ Hạn chế mầm bệnh phát triển và lây lan.
- Ví dụ: Sử dụng chế phẩm men vi sinh EM (có nhiều chủng vi sinh vật có ích) phun lên chuồng trại, chất thải, đệm lót sinh học có tác dụng khử mùi hôi trong trang trại chăn nuôi.
- Sử dụng chế phẩm sinh học hỗ trợ phân huỷ chất thải chăn nuôi.
- Bổ sung chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu vào hầm biogas, bể chứa chất thải,...
=> Góp phần thúc đẩy quá trình phân giải chất thải.
2.3. Sử dụng chế phẩm sinh học trong chế biến thức ăn chăn nuôi để bảo vệ môi trường
- Chế phẩm sinh học cung cấp thêm vi sinh vật có ích cho hệ tiêu hoá của vật nuôi, giúp:
+ Chúng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn tốt hơn, giảm mùi hôi của chuồng trại.
- Ngoài ra, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chế biến thức ăn chăn nuôi còn có tác dụng:
+ Phòng bệnh cho vật nuôi.
+ Giảm công lao động, giảm chi phí chăn nuôi do thức ăn sau chế biến không cần nấu.
- Ví dụ: Đối với gia súc nhai lại, sử dụng ngô và các loại thức ăn ủ chua từ cây lương thực sẽ giảm thải khí CH4 so với các loại thức ăn khác.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây