Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 23. Kinh tế Nhật Bản (phần 2) SVIP
II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
a. Khái quát chung
- Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.
- Mặc dù là nước phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu nhưng công nghiệp Nhật Bản lại có thế mạnh để phát triển như lực lượng lao động có trình độ cao, công nghệ hiện đại, thị trường tiêu thụ lớn,...
- Năm 2020, ngành công nghiệp đóng góp khoảng 29% trong cơ cấu GDP và sử dụng khoảng 25% lực lượng lao động.
b. Cơ cấu ngành
- Rất đa dạng, trong đó công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 40% tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.
- Hiện nay, Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới như ô tô, rô-bốt, chất bán dẫn, dụng cụ quang học, hoá dược phẩm,...
c. Một số ngành công nghiệp nổi bật
Ngành công nghiệp | Vị trí, vai trò | Tình hình phát triển |
Sản xuất ô tô | Được coi là động lực chính trong ngành công nghiệp chế tạo. |
- Chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu và 8% lực lượng lao động của Nhật Bản (năm 2020). - Năm 2020, sản xuất được 8 triệu chiếc ô tô, đứng thứ 3 thế giới, chiếm khoảng 10% tổng số xe được sản xuất trên toàn cầu. - Các hãng xe hơi đang hướng đến việc sản xuất các xe chạy bằng điện và công nghệ lái tự động với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Toyota, Honda,... |
Sản xuất rô-bốt | Là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản. |
- Xuất khẩu rô-bốt của Nhật Bản chiếm khoảng 60% thị phần toàn cầu. - Hiện nay, áp dụng nhiều công nghệ hiện đại cho ra đời những loại rô-bốt thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo với thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt, hỗ trợ trong sản xuất, quản lí cũng như đời sống nhằm thay thế sức lao động của con người. - Sản phẩm rô-bốt nổi tiếng của Nhật Bản là người máy A-si-mô. |
Điện tử - tin học |
- Rất phát triển. - Là một trong những nhà sản xuất, xuất khẩu vi mạch và chất bán dẫn hàng đầu thế giới. |
- Các sản phẩm tiêu dùng nổi tiếng như tivi, máy quay phim, máy nghe nhạc và xem video, máy tính,... - Các công ty điện tử lớn như Hitachi, Toshiba, Sony, Mitsubishi, Electronic, Canon, Casio,... |
d. Phân bố
- Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản có mức độ tập trung cao ở khu vực ven biển, phần lớn trên đảo Hôn-su.
- Một số trung tâm công nghiệp có quy mô lớn như Tô-ky-ô, Y-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Cô-be,...
2. Nông nghiệp
a. Khái quát chung
- Trong nền kinh tế Nhật Bản, nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% GDP và sử dụng hơn 3% lực lượng lao động (năm 2020).
- Diện tích đất nông nghiệp hạn chế nên hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là các trang trại có quy mô vừa và nhỏ.
- Nền nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, giảm tối đa nguồn lao động.
b. Các phân ngành
Ngành | Tình hình phát triển |
Trồng trọt |
- Có vị trí quan trọng, chiếm hơn 63% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp (năm 2020). - Các cây trồng chính: lúa gạo, lúa mì, đậu tương, củ cải đường, chè, cây ăn quả. Trong đó: + Lúa gạo là cây trồng chủ lực, chiếm khoảng 36% diện tích trồng trọt (năm 2020), tập trung nhiều trên đảo Hôn-su. + Lúa mì, củ cải đường, đậu tương được trồng nhiều trên đảo Hô-cai-đô. + Lúa gạo, chè, đậu tương, rau quả được trồng ở phía Nam. |
Chăn nuôi |
- Được chú trọng phát triển => Tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nông nghiệp. - Được áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có giá trị cao như bò sữa, bò thịt,... - Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi. |
Thuỷ sản |
- Phát triển lâu đời, giữ một vai trò quan trọng trong đời sống người dân Nhật Bản. - Khai thác thuỷ sản: + Chiếm ưu thế với sản lượng đánh bắt hàng năm lớn với hơn 3 triệu tấn (năm 2020) nhưng có xu hướng giảm. + Chủ yếu là cá ngừ, cá thu, cá tuyết, cá mòi, mực,... - Nuôi trồng thuỷ sản: + Ngày càng được chú trọng. + Chủ yếu là cá hồi, cá chép, lươn, ngọc trai, rong biển,... - Tuy nhiên, ngành đang đứng trước nhiều khó khăn do thiếu lực lượng lao động, nguồn tài nguyên thuỷ sản ngày càng cạn kiệt,... |
Lâm nghiệp |
- Là ngành được chú trọng phát triển ở Nhật Bản. - Có diện tích rừng lớn, khoảng 25 triệu ha (năm 2020) và ổn định trong nhiều năm. Trong đó, rừng trồng chiếm khoảng 40% tổng diện tích rừng với trữ lượng gỗ ngày càng tăng. - Ngành khai thác và chế biến gỗ của Nhật Bản đang có sự tăng trưởng nhanh, đáp ứng nhu cầu gỗ trong nước. |
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây