Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 23. Khái quát về ô tô SVIP
I. KHÁI NIỆM
1. Khái niệm
Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ, có từ 4 bánh xe trở lên, dùng để chuyên chở người, hàng hoá hoặc thực hiện nhiệm vụ riêng.
2. Phân loại
- Theo nguồn động lực làm ô tô chuyển động, ô tô được chia ra thành hai loại:
+ Ô tô sử dụng động cơ đốt trong.
+ Ô tô sử dụng động cơ điện.
- Theo công dụng, ô tô được chia thành ba nhóm chính:
+ Ô tô chở người.
+ Ô tô chở hàng hoá.
+ Ô tô chuyên dụng.
- Mỗi nhóm lại được chia ra các loại tuỳ theo những đặc điểm, dầu hiệu nhất định.
- Nhóm ô tô chở người được chia ra các loại sau:
+ Ô tô con.
+ Ô tô khách.
- Nhóm ô tô chở hàng được chia ra các loại sau:
+ Ô tô tải có thùng cố định, dùng để chở nhiều loại hàng khác nhau.
+ Ô tô có thùng tự đổ, thường dùng để chở vật liệu xây dựng.
+ Ô tô chở hàng đặc biệt như: xăng, dầu, bê tông, hàng đông lạnh,...
- Nhóm ô tô chuyên dụng được dùng trong những công việc đặc thù như:
+ Ô tô cứu thương, chữa cháy.
+ Ô tô cần cầu, ô tô truyền hình,
+ Ô tô siêu trường, siêu trọng,...
II. VAI TRÒ CỦA Ô TÔ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT
- Trước khi ô tô ra đời, giao thông vận tải đường bộ rất khó khăn.
- Vai trò của phương tiện giao thông vận tải trong đời sống và sản xuất:
+ Phương tiện giao thông vận tải chính trên đường bộ.
+ Giúp cơ giới hóa hoạt động sản xuất.
- Ô tô có vai trò quan trọng đối với cuộc sống và sản xuất, nhưng cũng gây ra mặt tiêu cực như:
+ Gây tai nạn giao thông.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
=> Cần có ý thức trách nhiệm cao đối với xã hội và môi trường.
III. CẤU TẠO CHUNG CỦA Ô TÔ
- Ngành công nghiệp ô tô ra đời từ cuối thế kỉ XIX và phát triển để:
+ Nâng cao tính năng kinh tế.
+ An toàn khi sử dụng của ô tô.
- Ô tô sử dụng động cơ đốt trong rất phổ biến hiện nay.
- Cấu tạo chung của ô tô:
+ Động cơ (1): tạo nguồn mô men chủ động để xe chuyển động.
+ Hệ thống truyền lực (2): truyền và biến đổi mô men chủ động đến các bánh xe.
+ Bánh xe (3) và hệ thống treo (4): đỡ trọng lượng của xe, tiếp nhận lực tác dụng từ mặt đường để xe có thể chuyển động êm dịu và an toàn.
+ Hệ thống lái (5): điều khiển hướng chuyển động của xe.
+ Hệ thống phanh (6): điều khiển giảm tốc độ hoặc dừng xe.
+ Khung vỏ (7): giá đỡ chính để lắp đặt các bộ phận của xe.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây