Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SVIP
➤ Đây là hình ảnh đẹp về sông Gianh ở Quảng Bình. Từ trước thế kỉ XI, ven bờ sông Gianh, vùng đất thuộc châu Bố Chính đã có cả người Chăm và người Việt cùng sinh sống.
Vậy, khoảng những thế kỉ XI - XVI sau đó, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa ở khu vực này diễn ra thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X - đầu thế kỉ XVI, chúng ta cùng bước vào bài học hôm nay.
1. Diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
- Ở khu vực Nam Trung Bộ:
+ Đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI, trên vùng đất thuộc vương quốc Chăm-Pa, chiến tranh thường xuyên xảy ra giữa Chăm-pa với hai nước láng giềng là Cam-pu-chia và Đại Việt.
+ Năm 1069, vào thời Lý, sau một cuộc chiến, vua Chăm-pa đã nhường lại ba châu: Bố Chính, Địa Lý (Quảng Bình), Ma Linh (phía bắc tỉnh Quảng Trị) cho Đại Việt.
+ Từ năm 1113 đến năm 1220, chiến tranh giữa Cam-pu-chia và Chăm-pa kéo dài hơn 100 năm, trong đó có hai lần Cam-pu-chia chiếm đóng kinh đô của Chăm-pa lúc bấy giờ là Vi-giay-a (Vijaya, Bình Định).
+ Cuối thế kỉ XIII, Chăm-pa, Đai Việt cùng nhau kháng chiến chống quân Mông-Nguyên và thiết lập mối quan hệ hòa hiếu.
+ Năm 1306, vua Chăm-pa là Chế Mân kết hôn với công chúa Huyền Trân của Đại Việt. Chế Mân đã cắt châu Ô, châu Rí (phía Nam Quảng Trị - Thừa Thiên Huế) làm sính lễ. Năm 1307 châu Ô, châu Rí đổi tên thành châu Thuận, châu Hóa.
Hình 21.1.Tranh vẽ minh họa công chúa Huyền Trân kết hôn với vua Chế Mân
(Nguồn: Internet)
+ Nửa sau thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XV, xung đột giữa hai nhà nước phong kiến Chăm-pa, Đại Việt tái diễn, dẫn đến sự sáp nhập các vùng Chiêm Động (Quảng Nam), Cổ Lũy (Quảng Ngãi), Vi-giay-a (Bình Định) vào Đại Việt.
+ Lãnh thổ Chăm-pa bị thu hẹp dần, chỉ còn từ phía nam đèo Cả đến sông Dinh (Bình Thuận).
- Ở khu vực Nam Bộ Việt Nam ngày nay (từ lưu vực sông Đồng Nai trở vào)
+ Vào thế kỉ VII, vương quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp (Cam-pu-chia) xâm chiếm, vùng đất Nam Bộ thuộc quyền cai quản triều đình Chân Lạp. Tuy nhiên, Chân Lạp hơn một thế kỉ sau đó cũng không quản lí được vùng đất này.
+ Vào thời kì Ăng-co, triều đình chỉ tập trung phát triển vương quốc ở khu vực Biển Hồ, dân cư cũng theo đó mà tập trung về. Vùng đất Nam Bộ bị bỏ hoang từ đó. Từ thế kỉ X- XV, vùng Nam Bộ Việt Nam ngày nay gần như không có dấu chân người.
+ Cuối thế kỉ XVI, tình trạng hoang dã này vẫn tiếp tục tồn tại khi có xuất hiện và khai phá của người Việt.
2. Tình hình kinh tế, văn hóa vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
a. Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Việc trồng lúa giữ vai trò nuôi sống dân Chăm-pa và những lớp dân di cư từ Đại Việt vào phía Nam sau thế kỉ X.
+ Nghề đánh cá tiếp tục phát triển nhờ biển khơi và kỹ thuật đóng thuyền từ trước thế kỉ X.
- Thủ công nghiệp: một số nghề thủ công duy trì và phát triển như đồ gốm, dệt vải, đóng thuyền,..
- Thương nghiệp: các công đồng cư dân ven biển còn buôn bán sản vật, trao đổi hàng hóa với thương nhân nước ngoài.
b. Văn hóa
- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, triều đình phong kiến Đại Việt đã tổ chức nhiều đợt di dân vào vùng đất phía Nam.
- Từ Quảng Bình đến Phú Yên, người Việt và người Chăm cùng sinh sống hòa thuận, tạo nên cộng đồng cư dân mới, hòa nhập về văn hóa. Đời sống bình yên nên dân số tăng vào thế kỉ XV.
- Khi đến cư trú ở vùng đất mới, bên cạnh tín ngưỡng truyền thống dân tộc, người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng người Chăm.
- Nhiều phong tục độc đáo thể hiện sự hòa nhập giữa hai nền văn hóa xuất hiện. Nhiều đền, tháp Chăm trở thành nơi thờ cúng chung của cả người Việt và Chăm.
Hình 21.2. Tháp Nhạn ở Phú Yên - di tích kiến trúc cổ của vương quốc Chăm-pa
(Nguồn: Internet)
⚡Vận dụng
1. Liên hệ với kiến thức lịch sử đã học về Vương quốc Phù Nam, em hãy nêu điểm khác biệt căn bản về tình hình phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI so với giai đoạn trước đó (từ thế kỉ I đến thế kỉ VII). Vì sao lại có sự khác biệt này?
2. Em hãy sưu tầm thêm thông tin, các tư liệu để tìm hiểu về một công trình kiến trúc của Chăm-pa mà hiện nay vẫn là nơi tổ chức lễ hội hoặc là nơi thờ cúng của cư dân địa phương các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Chúc các em học tốt!
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây