Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo SVIP
I. Nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân
- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
+ Không ai được ép buộc người khác phải theo hoặc bỏ tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Mỗi cá nhân có quyền thể hiện đức tin của mình.
Người dân theo Phật giáo Hoà Hảo
- Công dân có quyền sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở thờ tự, nhà riêng hoặc các địa điểm được phép.
- Công dân được hành lễ, giảng đạo, cầu nguyện, tổ chức lễ hội… theo quy định pháp luật.
- Công dân có quyền tham gia tổ chức tôn giáo, học giáo lý, phong chức sắc tôn giáo nếu đáp ứng điều kiện. Các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
- Tín ngưỡng, tôn giáo không được lợi dụng để chống phá Nhà nước, xâm phạm đạo đức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Ví dụ: Anh T là tín đồ đạo Thiên Chúa. Vào mỗi Chủ nhật, anh đến nhà thờ để làm lễ. Anh cũng thường xuyên tham gia hoạt động từ thiện của giáo xứ, sống tốt đời đẹp đạo, tôn trọng pháp luật và người không cùng tôn giáo.
Câu hỏi:
@205128301918@
II. Nghĩa vụ của công dân về tín ngưỡng, tôn giáo
- Tôn trọng quyền tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
- Thực hiện đúng pháp luật khi tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
- Không lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền mê tín dị đoan, chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đoàn kết toàn dân.
- Góp phần giữ gìn văn hóa, đạo đức và truyền thống dân tộc.
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Câu hỏi:
@201981986963@
III. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Việc vi phạm quyền này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:
- Gây chia rẽ tôn giáo, mất đoàn kết dân tộc.
- Những phát ngôn kỳ thị, xúc phạm tôn giáo có thể gây xung đột cộng đồng, mất ổn định xã hội.
- Lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi, truyền bá mê tín.
- Xâm phạm quyền tự do của người khác. Ép buộc người khác bỏ đạo, đổi đạo, hoặc ngăn cản người khác thực hành đức tin đều bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.
- Bị xử lý theo quy định pháp luật.
+ Phạt hành chính.
Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức phạt có thể từ 5 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng tôn giáo để xâm phạm trật tự công cộng.
+ Truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi gây hậu quả nghiêm trọng.
Công an bắt giữ cô đồng "bổ cau" Trương Thị Hương
Câu hỏi:
@205128272927@
IV. Trách nhiệm của công dân
- Tôn trọng người có tín ngưỡng, tôn giáo khác với mình.
- Không kỳ thị, trêu chọc, xúc phạm về tôn giáo.
- Tìm hiểu đúng đắn về các tín ngưỡng, tôn giáo trong xã hội.
Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng của người Việt
- Tuyên truyền, vận động người thân thực hiện đúng pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Phê phán và tố cáo kịp thời những hành vi lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi hoặc tuyên truyền trái pháp luật.
Câu hỏi:
@201981983665@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây