Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 20: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X SVIP
➤ Cách đây hơn 2000 năm, vào thời đại đồ sắt, những cư dân sinh sống trên dải đất miền Trung Việt Nam ngày nay là chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh. Thế kỉ II TCN, nhà Hán chiếm nước ta, lập quận Nhật Nam (vùng đất từ phía Nam đèo Hoành Sơn đến Bình Định ngày nay). Không chịu khuất phục, nhân dân Nhật Nam đã đứng lên lật đổ ách đô hộ của nhà Hán, lập nhà nước độc lập. Lịch sử vương quốc cổ Chăm-pa bắt đầu.
I. Sự ra đời và quá trình phát triển của vương quốc cổ Chăm-pa
- Năm 192, nhân dân huyện Tượng Lâm (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay) thuộc quận Nhật Nam, nổi dậy khởi nghĩa chống nhà Hán, dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh địa phương là Khu Liên. Khởi nghĩa đã thắng lợi, nhà nước Lâm Ấp ra đời.
- Từ thế kỉ VII, Lâm Ấp đổi tên thành Chăm-pa.
- Từ thế kỉ II đến thế kỉ X, vương quốc Chăm-pa trải qua 3 vương triều. Các trung tâm quan trọng của vương quốc gắn với những vùng địa lí khác nhau của miền Trung.
Sơ đồ quá trình phát triển của vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
- Cuối thế kỉ IX lãnh thổ Chăm-pa mở rộng nhất, bao gồm toàn bộ vùng ven biển, trải dài từ dãy Hoành Sơn (Hà Tĩnh) ở phía bắc đến sông Dinh (Ninh Thuận) ở phía nam.
Vùng hạ lưu sông Thu Bồn, Quảng Nam - nơi gắn với lịch sử hình thành và phát triển của vương quốc Chăm-pa trước thế kỉ X
II. Kinh tế và tổ chức xã hội
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Họ trồng lúa trên nhiều loại ruộng khác nhau ruộng trũng, ruộng cao, ruộng chua mặn,.. Họ đã biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của trâu bò.
- Chăm-pa nổi tiếng với các loại khoáng sản như vàng, hổ phách,... và nhiều loại lâm sản quý như ngà voi, sừng tê giác, nổi tiếng nhất là trầm hương => Cư dân sinh sống bằng nghề khai thác lâm sản.
Trầm hương - loại sản vật có giá trị cao, dùng làm cống phẩm và để buôn bán
- Biển giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Một bộ phận lớn cư dân sống bằng nghề đánh cá và trao đổi sản vật với thuyền buôn đến từ nước ngoài.
- Xã hội Chăm-pa có các tầng lớp được phân chia theo nghề nghiệp từ quý tộc cho đến thường dân.
Sơ đồ tổ chức xã hội Chăm-pa
III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
- Trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn của Ấn Độ, Champa đã có chữ viết riêng vào thế kỉ IV.
- Hai tôn giáo lớn là Bà La Môn và Phật giáo đều du nhập vào Chăm-pa, góp phần tạo nên những thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực nghệ thuật.
- Âm nhạc và múa để phục vụ các nghi lễ tôn giáo đặc sắc.
- Nghệ thuật đặc sắc: tháp chàm, đền, tượng, các bức chạm nổi,...
- Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc đặc sắc còn được bảo tồn đến ngày nay.
Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, gồm hơn 70 đền đài, tọa lạc trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế thần Si-va (Shiva) của các vương triều Chăm-pa. Di tích Mỹ Sơn nằm trong danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Từ năm 1999, di tích này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây