Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 20. Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản SVIP
I. CÔNG NGHỆ NUÔI THỦY SẢN TUẦN HOÀN (RAS)
1. Khái niệm
- Là công nghệ nuôi tái sử dụng nguồn nước.
- Phần lớn nước thải sau khi nuôi sẽ được xử lí và quay trở lại hệ thống nuôi trong một quy trình khép kín.
2. Ưu và nhược điểm
Ưu điểm:
- Năng suất cao, tiết kiệm nước.
- Đảm bảo an toàn sinh học.
- Hạn chế ô nhiễm môi trường và sự xâm nhập tác nhân gây bệnh vào hệ thống nuôi.
- Kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hạn chế:
- Chỉ áp dụng cho các loài nuôi có giá trị kinh tế cao.
- Chi phí đầu tư ban đầu cao:
+ Yêu cầu vận hành tốn năng lượng lao động (điện năng).
+ Cần nguồn nhân lực có trình độ để vận hành công nghệ.
3. Thành phần và nguyên lí hoạt động
- Thành phần cơ bản của hệ thống nuôi tuần hoàn gồm 5 loại bể:
+ Bể nuôi.
+ Bể lọc cơ học.
+ Bể chứa chất thải hoàn tan.
+ Bể lọc sinh học.
+ Bể chứa nước sạch sau khi xử lí.
- Trong hệ thống nuôi tuần hoàn, nước từ bể nuôi (1) sẽ đi vào bể lọc cơ học và được lọc bằng trống lọc (2).
- Tại đây, phần lớn chất thải rắn trong nước thải sẽ được giữ lại và loại bỏ:
+ Nước sau khi lọc cơ học sẽ được đưa vào bể chứa (3).
- Nước từ bể chứa (3) sẽ được bơm vào bể lọc sinh học có giá thể chứa vi khuẩn (4):
+ Tại đây các chất độc trong nước (như \(H_2S\), \(NO_2\)-, \(NH_3\)+,...) sẽ được vi sinh vật chuyển hóa thành những chất không độc.
+ Đồng thời được bổ sung oxygen hoà tan bằng thiết bị tạo oxygen:
-
Điều chỉnh pH nước để đảm bảo yêu cầu của nước nuôi thuỷ sản.
-
Nước được chuyển xuống bể chứa (5) trước khi nước được quay lại bể nuôi (1).
4. Ứng dụng
Công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn thường được ứng dụng cho:
+ Các đối tượng có giá trị kinh tế cao:
-
Cá chình.
-
Cá hồi, cá tầm.
-
Tôm hùm,...
+ Ở những nơi khan hiếm nguồn nước sạch, nơi bị hạn chế diện tích nuôi.
II. CÔNG NGHỆ BIOFLOC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1. Khái niệm
- Công nghệ Biofloc là công nghệ sử dụng tập hợp các vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh,…
+ Tổ chức lại với nhau trong một hỗn hợp dạng hạt lơ lửng trong nước nhằm mục đích:
-
Cải thiện chất lượng nước.
-
Xử lí chất thải.
-
Ngăn ngừa dịch bệnh trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản thâm canh.
- Trong hệ thống nuôi Biofloc:
+ Nguồn carbon liên tục được cung cấp sao cho tỉ lệ C/N trong hệ thống dao động từ 10/1 đến 20/1.
+ Tạo điều kiện cho vi khuẩn dị dưỡng phát triển.
+ Chuyển đổi chất hữu cơ trong nước nuôi thủy sản (thức ăn thừa, phân, tảo, vi sinh vật,...) thành sinh khối của chúng.
+ Hạt biofloc làm thức ăn bổ sung cho động vật thủy sản.
+ Đồng thời duy trì được chất lượng nước nuôi thủy sản.
2. Ưu và nhược điểm
Ưu điểm:
- Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh từ nguồn nước vào hệ thống.
- Cải thiện an toàn sinh học.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nước.
- Cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn.
- Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
Ví dụ:
- Nuôi tôm thẻ chân trắng trong hệ thống Biofloc giúp:
+ Giảm chi phí sản xuất 17%.
+ Chi phí thức ăn giảm 30% so với phương pháp nuôi truyền thống.
+ Tỉ lệ tôm sống đạt 95%.
+ Năng suất nuôi đạt khoảng 34 - 40 tấn/ha.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn.
- Hệ thống suốt khi cần hoạt động liên tục nên:
+ Cần phải có nguồn điện ổn định.
+ Chi phí năng lượng cao.
- Người nuôi phải có kiến thức:
+ Được đào tạo về kĩ thuật áp dụng Biofloc trong nuôi thủy sản.
3. Ứng dụng
- Công nghệ Biofloc thường được áp dụng đối với những loài thủy sản có:
+ Khả năng chịu đựng được hàm lượng chất rắn lơ lửng cao.
+ Đặc điểm sinh học phù hợp để có thể tiêu hóa protein từ Biofloc như:
-
Tôm.
-
Cá rô phi.
-
Cá chép,...
- Hiện nay, tại Việt Nam đã áp dụng thành công công nghệ Biofloc trong:
+ Nuôi tôm thẻ chân trắng.
+ Cá rô phi.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây