Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Thiết bị thông minh
a) Thiết bị thông minh là một hệ thống xử lí thông tin
- Thiết bị thông minh là thiết bị điện tử có thể hoạt động tự chủ không cần sự can thiệp của con người, tự thích ứng với hoàn cảnh và có khả năng kết nối các thiết bị khác để trao đổi dữ liệu.
- Có khả năng tương tác tự động với các thiết bị khác qua mạng không dây để nhận, xử lí và truyền dữ liệu.
Ví dụ: Kết nối tự động qua mạng không dây: Bluetooth,Wi-Fi,…
- Nhờ vào trí tuệ nhân tạo (AI) một số thiết bị thông minh được tích hợp tính năng “bắt chước” một vài hành vi hay tư duy của con người.
Ví dụ: Người máy có thể hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên với con người; Xe lái tự động,…
b) Vai trò của thiết bị thông minh đối với xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
CMCN lần thứ nhất (cuối XVIII - đầu XIX) |
CMCN lần thứ hai (cuối XIX - đầu XX) |
CMCN lần thứ ba (cuối XX - XXI) |
CMCN lần thứ tư (đầu thế kỉ XXI) |
Chuyển từ lao động thủ công sang cơ giới với dấu ấn là động cơ hơi nước. | Công nghiệp phát triển, điện năng được dùng phổ biến, sản xuất dây chuyền tập trung. | Máy tính hỗ trợ con người trong hoạt động trí tuệ. Tin học làm thay đổi cuộc sống. | Hệ thống IoT và các hệ thống kết hợp thực - ảo trở nên phổ biến. |
- Thiết bị thông minh đóng vai trò chủ chốt trong các hệ điều hành IoT – một nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Áp dụng thành tựu của công nghệ thông tin như trí tuệ nhân tạo; kết nối vạn vật (Internet vạn vật – Internet of Things); điện toán đám mây (Cloud Computing); dữ liệu lớn (BigData).
- Một nền sản xuất thông minh mà ở đó sản phẩm được sản xuất trong thế giới vật lí như quá trình tính toán, thiết kế, tạo mẫu,… thực hiện trên không gian số.
Ví dụ: Các xe tự hành sử dụng cảm biến thông minh thu nhập dữ liệu về biển báo, đường đi và chướng ngại vật để tính toán tốc độ và hướng đi tối ưu.
- Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở khoa học và công nghệ, lấy tri thức làm động lực tăng trưởng kinh tế. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế tri thức.
- IoT là việc kết nối các thiết bị thông minh với nhau nhằm thu nhập và xử lí thông tin một cách tự động.
Ví dụ: Ứng dụng giám sát giao thông, cảnh báo thiên tai, lái xe tự động,…
2. Các thành tựu của tin học
a) Đóng góp của tin học với xã hội
- Quản lí: Dùng máy tính quản lí các quy trình nghiệp vụ xử lí công việc nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và tiện lợi, tiết kiệm chi phí.
Ví dụ: Trường học quản lí học sinh, ngân hàng quản lí tài khoản và giao dịch khách hàng.
- Tự động hóa: Các thiết bị thông minh hoạt động theo chương trình có thể thay con người.
Ví dụ: Robot hút bụi, robot đến nhà máy điện hạt nhân hay dưới nước.
- Giải quyết các bài toán khoa học kĩ thuật: Khả năng tính toán nhanh, chính xác hỗ trợ cho việc tính toán, mô phỏng, kiểm nghiệm trong nghiên cứu.
- Thay đổi cách thức làm việc của nhiều ngành nghề: Ứng dụng tin học đã góp phần tăng chất lượng và hiệu quả hoạt động hành chính.
Ví dụ: Thực hiện dạy học trực tuyến, mua sắm trực tuyến,…
- Giao tiếp cộng đồng: Trao đổi thông tin nhanh chóng và hiệu quả qua các ứng, diễn đàn và các mạng xã hội.
Ví dụ: Thư điện tử, Youtube, Facebook, Twitter, Zalo,…
b) Một số thành tựu phát triển của Tin học
- Hệ điều hành: Giúp quản lí thông tin, quản lí phần cứng quản lí tiến trình của máy tính và cung cấp giao diện làm việc với người dùng.
Ví dụ: Một số hệ diều hành: DOS và Windows dành cho dòng máy PC; Mac/OS cho dòng máy Mac,…
- Mạng và Internet: Mạng máy tính cho kết nối các máy tính và các thiết bị thông minh để trao đổi dữ liệu.
+ Internet cho phép kết nối toàn cầu nhờ giao thức TCP/IP vào năm 1983.
+ Phát minh World Wide Web vào năm 1992 tạo ra phương tiện truy cập Internet dễ dàng và nhất quán, giúp phổ biến Internet.
- Các ngôn ngữ lập tình bậc cao: Giúp người lập trình chỉ cần thể hiện cách giải quyết vấn đề (thuật toán) mà không cần biết đến các lệnh máy (mã máy), làm tăng hiệu quả của việc lập trình.
+ FORTRAN là ngôn ngữ lập trình đầu tiên được công bố vào năm 1957 vẫn được dùng đến ngày nay.
+ Một số ngôn ngữ lập trình hiện nay: Cobol, C, Pascal, Python, Java,…
- Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Cung cấp các công cụ để tổ chức, cập nhập, truy cập dữ liệu không phụ thuộc vào bài toán cụ thể.
Ví dụ: Một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu hiện nay: DB2, MS/SQL, Oracle, MySQL,…
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây