Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 2. Nhân giống vô tính cây ăn quả (phần 1) SVIP
I. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY ĂN QUẢ
1. Giâm cành
- Khái niệm: Tạo cây con từ đoạn cành/rễ cắt rời khỏi cây mẹ.
=> Áp dụng cho một số cây ăn quả (cam, quýt, hồng, mận,...).
- Thời vụ:
+ Phía Bắc: Tháng 2 - tháng 4 (vụ xuân) và tháng 8 - tháng 10 (vụ thu).
+ Phía Nam: Tháng 4 - tháng 5 (đầu mùa mưa).
- Ưu điểm:
+ Đơn giản.
+ Dễ thực hiện.
+ Tỉ lệ thành công cao.
- Nhược điểm:
+ Dễ nhiễm bệnh từ cây mẹ.
+ Rễ phát triển kém hơn cây nhân giống từ hạt.
2. Chiết cành
- Khái niệm: Kích thích cành ra rễ trên cây mẹ, sau đó tách cành để tạo cây con.
- Thời vụ:
+ Phía Bắc: Tháng 2 - tháng 4 (vụ xuân) và tháng 8 - tháng 9 (vụ thu).
+ Phía Nam: Tháng 4 - tháng 5 (đầu mùa mưa).
- Ưu điểm:
+ Cây con khỏe mạnh.
+ Nhanh cho quả.
- Nhược điểm:
+ Dễ nhiễm bệnh từ cây mẹ.
+ Hệ số nhân giống thấp.
+ Rễ phát triển kém hơn cây nhân giống từ hạt.
3. Ghép
- Khái niệm: Dùng bộ phận sinh dưỡng của một cây ghép vào cây khác để tạo cây mới.
- Thời vụ:
+ Tháng 1 - tháng 4 (vụ xuân).
+ Tháng 8 - tháng 9 (vụ thu).
- Ưu điểm:
+ Cây ghép thích ứng cao.
+ Khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.
+ Chống chịu sâu bệnh tốt.
- Nhược điểm:
+ Đòi hỏi kĩ thuật cao.
II. NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ
1. Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành
a. Chuẩn bị
* Vật liệu
- Mẫu thực vật: Cành bánh tẻ của các loại cây ăn quả phổ biến (ổi, chanh, quýt, táo, lê, nho, mận,...).
- Giá thể:
+ Tơi xốp, thoáng.
+ Thoát nước tốt.
+ Không mầm bệnh.
+ Có thể sử dụng các giá thể như cát sạch, đất phù sa, đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc các giá thể hỗn hợp (phối trộn đất, xơ dừa, trấu hun,...).
- Vật liệu khác:
+ Thuốc kích thích ra rễ.
+ Nước sạch.
* Dụng cụ
- Dao, kéo.
- Bình tưới nước, lọ thủy tinh.
- Túi bầu (kích thước tùy cây).
b. Các bước tiến hành giâm cành
- Bước 1. Chọn cành giâm
+ Chọn cành bánh tẻ, đủ mắt, khỏe mạnh, không sâu bệnh.
- Bước 2. Cắt cành giâm
+ Cắt cành dài 5 - 10 cm, có 2 - 4 lá.
+ Bỏ đoạn ngọn và gốc cành sát thân mẹ, cắt bớt phiến lá.
- Bước 3. Xử lí cành giâm
+ Nhúng gốc cành vào dung dịch kích thích ra rễ, sâu 1 - 2 cm, trong 5 - 10 giây.
- Bước 4. Cắm cành giâm
+ Cắm cành hơi chếch, sâu 3 - 5 cm vào giá thể.
+ Khoảng cách: cách nhau 5 x 5 cm hoặc 10 x 10 cm.
+ Nếu giâm túi bầu: mỗi túi bầu 1 cành, xếp các túi sát nhau để tiện chăm sóc.
- Bước 5. Chăm sóc cành giâm
+ Tưới nước giữ ẩm.
+ Kiểm tra sau 10 - 15 ngày.
+ Chuyển cây khi rễ nhiều và lá xanh.
c. Thực hiện
- Thực hiện theo nhóm.
- Mỗi nhóm giâm từ 10-15 cành/loại cây.
- Đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.
d. Đánh giá
- Chuẩn bị: Đầy đủ chủng loại, số lượng vật liệu và dụng cụ.
- Quy trình thực hành:
+ Tuân thủ các bước.
+ Thao tác thành thạo, đúng kĩ thuật.
- Sản phẩm:
+ Cành giâm đủ số lượng.
+ Đảm bảo chất lượng:
- Khoảng cách.
- Độ nghiêng, độ chắc chắn.
- Số lá.
- Tỉ lệ cành sống.
- Tỉ lệ cành ra rễ,...
- An toàn lao động:
+ Sử dụng đúng dụng cụ, không gây mất an toàn.
+ Cất giữ dụng cụ đúng quy định.
- Vệ sinh môi trường:
+ Tuân thủ nội quy.
+ Không làm vương vãi, dọn dẹp sạch sẽ sau thực hành.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây