Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 2: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo SVIP
I. THIẾT KẾ SẢN PHẨM CƠ KHÍ
- Thiết kế sản phẩm cơ khí là nghiên cứu, ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kĩ thuật để đảm bảo yêu cầu kinh tế - kĩ thuật đặt ra.
- Ví dụ: thiết kế trục của hộp giảm tốc trong bộ truyền động.
- Thiết kế sản phẩm cơ khí đòi hỏi người thực hiện thiết kế phải lập kế hoạch, sử dụng các phần mềm như:
+ 3D Solidworks.
+ AutoCAD,...
=> Để lên phương án và hoàn thiện các bản vẽ gia công.
- Yêu cầu:
+ Có kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến quy trình sản xuất cơ khí, tính toán thiết kế, gia công cơ khí.
+ Biết sử dụng phần mềm, có óc sáng tạo và tư duy nhanh nhạy,...
- Các nghề nghiệp thực hiện công việc này là kĩ sư kĩ thuật cơ khí, kĩ sư cơ điện tử thường làm việc ở:
+ Phòng kĩ thuật của các nhà máy cơ khí.
+ Trung tâm nghiên cứu phát triển doanh nghiệp.
+ Cơ sở sản xuất các sản phẩm về cơ khí.
- Người thực hiện nhóm công việc này cần được đào tạo chuyên ngành:
+ Công nghệ kĩ thuật cơ khí.
+ Công nghệ chế tạo máy.
+ Công nghệ kĩ thuật cơ điện tử,...
II. GIA CÔNG CƠ KHÍ
- Gia công cơ khí là quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí bằng nhiều phương pháp khác nhau như:
+ Đúc, hàn.
+ Rèn, khoan.
+ Tiện, phay, cắt laser,...
- Sản phẩm được tạo ra tuỳ thuộc vào yêu cầu kĩ thuật và có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp gia công khác nhau.
- Nhóm công việc gia công cơ khí đòi hỏi người thực hiện:
+ Thiết lập chế độ làm việc và vận hành các máy công cụ khác nhau để chế tạo sản phẩm đạt năng suất và an toàn cho sản phẩm.
+ Vận hành và giám sát các máy công cụ thông dụng và các máy công cụ điều khiển số CNC.
+ Quan sát hoạt động của máy để phát hiện các lỗi và điều chỉnh máy.
+ Kiểm tra phần công việc và sử dụng các dụng cụ đo kiểm để đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm.
- Đối với nhóm công việc gia công cơ khí, người thực hiện cần có kiến thức và kinh nghiệm trong:
+ Sử dụng các máy công cụ thông dụng, máy CNC.
+ Chọn đúng và sử dụng các dụng cụ cắt, đo kiểm, đồ gá và các trang bị công nghệ.
+ Tổ chức, điều hành và thực hiện gia công sản xuất trên các máy công cụ.
+ Yêu cầu sức khoẻ tốt, tính cẩn thận, bình tĩnh, phản ứng nhanh, sáng tạo và hợp tác.
- Các nghề thực hiện công việc này gồm:
+ Thợ cắt gọt kim loại.
+ Thợ hàn.
+ Thợ rèn dập,...
=> Thường làm việc ở các phân xưởng sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, đóng tàu,...
- Người thực hiện công việc này cần đào tạo chuyên ngành, nghề như:
+ Cắt gọt kim loại.
+ Vận hành máy công cụ,...
III. LẮP RÁP SẢN PHẨM CƠ KHÍ
* Sản phẩm cơ khí là tổ hợp của nhiều chi tiết.
* Quá trình chế tạo chi tiết là giai đoạn chủ yếu của sản xuất nhằm đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật.
* Lắp ráp là giai đoạn cuối cùng của sản xuất, tổ hợp các chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh.
* Công việc lắp ráp sản phẩm cơ khí yêu cầu người thực hiện phải:
- Căn cứ vào bản vẽ lắp để thiết kế quy trình công nghệ lắp hợp lí.
- Tìm ra các biện pháp kĩ thuật để lắp ráp nhằm đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật.
* Nhóm công việc lắp ráp các sản phẩm cơ khí đòi hỏi người thực hiện:
- Có kiến thức chuyên môn liên quan đến:
+ Quy trình sản xuất cơ khí.
+ Truyền động.
+ Lắp ghép các chi tiết.
- Hiểu biết kĩ thuật gia công cơ khí.
- Có sứ khỏe, trình độ phù hợp.
- Tuân thủ tuyệt đối các quy tắc an toàn lao động.
* Các nghề thực hiện công việc này bao gồm:
+ Kĩ sư.
+ Kĩ thuật viên cơ khí.
+ Kĩ thuật viên máy, công cụ,...
=> Thường làm việc tại phân xưởng lắp ráp sản phẩm của các nhà máy cơ khí, nhà máy chế tạo ô tô,...
* Người thực hiện công việc này cần được đào tạo trong các nhóm:
- Ngành công nghệ kĩ thuật cơ khí như:
+ Công nghệ chế tạo máy.
+ Công nghệ kĩ thuật nhiệt.
+ Công nghệ hàn.
+ Công nghệ kĩ thuật cơ khí.
- Ngành kĩ thuật cơ khí và cơ kĩ thuật gồm:
+ Chế tạo thiết bị cơ khí.
+ Lắp đặt thiết bị lạnh,...
IV. BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA THIẾT BỊ CƠ KHÍ
- Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí là các công việc:
+ Chăm sóc, thực hiện kiểm tra, chuẩn đoán trạng thái kĩ thuật.
+ Theo dõi thường xuyên, ngăn ngừa hỏng hóc.
+ Sửa chữa các sai hỏng.
=> Nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định, an toàn và kéo dài tuổi thọ của các thiết bị cơ khí.
- Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí đòi hỏi người thực hiện:
+ Kiểm tra tình trạng hoạt động và lỗi của máy.
+ Bảo trì và xử lí các hư hỏng.
+ Kiểm tra khả năng làm việc của thiết bị định kì.
+ Thường xuyên kiểm tra để đưa ra phương án cải thiện, bảo trì và tránh hư hỏng.
+ Lập kế hoạch, quy trình tháo lắp và sửa chữa.
- Người thực hiện nhóm công việc này cần:
+ Hiểu biết nguyên lí hoạt động của các thiết bị cơ khí.
+ Có kiến thức chuyên sâu về thiết bị cơ khí.
+ Có sức khoẻ và kĩ năng giao tiếp tốt.
+ Trình độ đào tạo phù hợp.
+ Tuân thủ quy trình và nội quy lao động.
- Nghề nghiệp thực hiện nhóm công việc này gồm:
+ Kĩ sư.
+ Kĩ thuật viên cơ khí.
+ Kĩ thuật viên máy, công cụ.
=> Thường làm việc ở các phòng kĩ thuật của các cơ sở sản xuất cơ khí, các công ty chuyên cung cấp thiết bị cơ khí,...
- Người thực hiện nhóm công việc này cần được đào tạo theo các chuyên ngành phù hợp như: kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật nhiệt, kĩ thuật cơ điện tử,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây