Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế SVIP
1. Khái niệm và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế:
+ Là quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
+ Dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
Ví dụ: Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó các thách thức toàn cầu.
- Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan với mọi quốc gia.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để một quốc gia:
+ Mở rộng thị trường.
+ Thu hút vốn đầu tư.
+ Chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại.
+ Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho các tầng lớp dân cư.
- Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội:
+ Tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính khoa học-công nghệ, kinh nghiệm quản lý…
+ Tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu.
2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau:
+ Hội nhập kinh tế song phương thông qua hợp tác kinh tế với một quốc gia khác.
+ Hội nhập kinh tế khu vực khi tham gia các hoạt động kinh tế với nhiều quốc gia trong khu vực.
+ Hội nhập với nền kinh tế thế giới với việc tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế có phạm vi toàn cầu.
- Hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện thông qua các hình thức đa dạng của các hoạt động kinh tế quốc tế như:
+ Thương mại quốc tế.
+ Đầu tư quốc tế.
+ Các dịch vụ thu ngoại tệ…
3. Đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta trong suốt quá trình đổi mới, phát triển đất nước.
- Quan điểm định hướng là:
+ Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện, sâu rộng.
+ Sử dụng linh hoạt, hiệu quả nhiều hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế.
- Một số chính sách nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế:
+ Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính.
+ Cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.
+ Gia tăng mức độ liên kết giữa các tỉnh, vùng, phát huy thế mạnh của từng địa phương, khuyến khích tạo điều kiện các địa phương chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế…
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây