Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII SVIP
1. Tình hình nước Pháp trước cách mạng
- Về kinh tế:
+ Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu.
+ Nền công thương nghiệp tuy kém hơn nước Anh, song vẫn có bước phát triển.
+ Biểu hiện:
Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, năng suất lao động thấp. Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều, nạn mất mùa, đói kém thường xảy ra.
Tuy nhiên, máy móc được sử dụng trong sản xuất. Nhiều trung tâm công nghiệp ra đời. Các hải cảng lớn như: Mác-xây, Boóc-đô,.. tấp nập tàu buôn ra vào.
+ Những quy định ngặt nghèo của chế độ phường hội đã kìm hãm sản xuất công nghiệp, hạn chế tự do kinh doanh và cải biến sản xuất.
- Về chính trị, xã hội:
+ Vào nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế đã lâm vào tình trạng khủng hoảng.
+ Vua Lu-i XVI (lên ngôi năm 1774) nắm mọi quyền hành. Sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại trở thành gánh nặng đối với đời sống của người dân.
+ Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ và Đẳng cấp thứ ba (giai cấp tư sản, nông dân và bình dân thành thị).
+ Vị trí của các đẳng cấp trong xã hội:
Quý tộc và Tăng lữ nắm mọi chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước, quân đội, Giáo hội; có mọi đặc quyền, được miễn các loại thuế.
Giai cấp tư sản đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực về kinh tế song không có quyền lực chính trị.
Nông dân, bình dân thành thị chiếm hơn 90% dân số, chịu nhiều ách áp bức, bóc lột, sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống phong kiến, là động lực quyết định thắng lợi của cách mạng.
Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng (Tranh biếm họa)
- Về tư tưởng:
+ Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản, tiêu biểu là S. Mông-te-xki-ơ, Ph. Vôn-te, G. G. Rút-xô đã đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVIII => Mở đường cho cách mạng bùng nổ.
+ S. Mông-te-xki-ơ (1689 - 1755) chủ trương hạn chế quyền của vua, đảm bảo quyền tự do của công nhân. Ph. Vôn-te (1694 - 1778) chủ trương xây dựng chính quyền quân chủ sáng suốt, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, khẳng định quyền tư hữu. G. G. Rút-xô (1712 - 1778) cho rằng phải xóa bỏ triệt để nền quân chủ, thành lập chế độ Cộng hòa.
+ Do số nợ Nhà nước vay của tư sản không thể trả được, nên nhà vua phải tăng thuế. Đời sống nhân dân vì vậy ngày càng cơ cực => Thúc đẩy họ nổi dậy đấu tranh chống chế độ phong kiến.
Ngày 14 - 7 - 1789, cách mạng bùng nổ.
- Diễn biến chính
Cuộc cách mạng chia làm 3 giai đoạn cơ bản.
- Giai đoạn 1:
+ Ngày 14 - 7 - 1789, quần chúng tấn công chiếm pháo đài - nhà tù Ba-xti.
+ Ngày 26 - 8 - 1789, Quốc hội thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
- Giai đoạn 2 (từ ngày 10 - 8 - 1792 đến ngày 2 - 6 - 1793):
+ Giai đoạn đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nên nhà nước Cộng hòa đầu tiên.
- Giai đoạn 3 (từ sau ngày 2 - 6 - 1973):
+ Là giai đoạn nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh được thành lập.
+ Đến ngày 27 - 7 - 1794: Tư sản phản cách mạng đảo chính, cách mạng thoái trào và kết thúc.
Cuộc cách mạng tư sản Pháp diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII, trải qua nhiều giai đoạn và phát triển theo hướng đi lên, sau đó thoái trào.
Tấn công pháo đài - nhà tù Ba-xti
2. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của Cách mạng tư sản Pháp
- Kết quả, ý nghĩa
- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hòa, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Cách mạng tư sản Pháp là sự kiện trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu; đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng. Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.
- Tính chất
Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình, đã thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do, dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân, xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.
- Đặc điểm chính
Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và bảo vệ Tổ quốc. Chính cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt đã đưa cách mạng phát triển đi lên, với đỉnh cao là giai đoạn cầm quyền của phái Gia-cô-banh.
=> Những đặc điểm này đã khẳng định Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây