Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX (Phần II) SVIP
BÀI 19: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
3. Tình hình kinh tế
a) Nông nghiệp
- Triều Nguyễn chú trọng chính sách khẩn hoang, ưu tiên đất trồng lúa.
- Nhà nước đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích, đặc biệt cho phép đất khai hoang thành đất tư.
→ Đem lại hiệu quả kích thích sản xuất nông nghiệp.
- Triều Nguyễn thực thi chính sách doanh điền:
+ Nhà nước trực tiếp chiêu mộ dân nghèo không có ruộng, cấp tiền, nông cụ, thóc giống đưa đi khai hoang, lập nghiệp ở những nơi trọng yếu.
+ Ở vùng Nam Bộ, binh lính triều đình còn kết hợp với dân khẩn hoang, lập nên hàng trăm đồn điền.
- Nhà Nguyễn cho đào nhiều sông và kênh rạch ở phía nam. → Mang lại hiệu quả không chỉ trong trị thuỷ mà trong cả quốc phòng, giao thông, định cư,…
+ Tuy nhiên, triều đình lại thất bại trong việc trị thuỷ ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Trong suốt nửa đầu thế kỉ XIX, có đến 38 lần mưa bão lụt lội với 16 lần vỡ đê.
Hình 1: Hình tượng Cây lúa được khắc trên bộ Cửu đỉnh thời Nguyễn, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế
b) Thương nghiệp và thủ công nghiệp
* Thủ công nghiệp:
- Nghề làm gốm sứ, dệt vải, nấu đường,… ngày càng phổ biến và chuyên nghiệp.
- Xuất hiện nghề in tranh với các làng nghề nổi tiếng như: làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Huế),…
- Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn. Nhà nước trực tiếp quản lí ngành khai mỏ, đúc tiền, chế tạo súng, đóng thuyền và làm đồ dùng phục vụ hoàng gia.
Hình 2: Tranh đám cưới chuột - dòng tranh Đông Hồ
* Thương nghiệp
- Tích cực: sang thế kỉ XIX, đất nước đã thống nhất, việc buôn bán có nhiều thuận lợi:
+ Nhiều thị tứ mới xuất hiện ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ.
+ Sông Đồng Nai, sông Sài Gòn là nơi tập trung nhiều thuyền bè của cư dân địa phương và thương nhân nước ngoài.
+ Gia Định trở thành một trong những trung tâm buôn bán sầm uất, tập trung nhiều mặt hàng.
- Hạn chế:
+ Hệ thống thuế khoá khá nặng nề của nhà Nguyễn đánh vào các thuyền buôn xa trong nước.
+ Chính sách độc quyền về ngoại thương, từ chối thiếp lập chính thức quan hệ ngoại giao, buôn bán với phương Tây,…
→ Đã làm hạn chế nhiều sự phát triển của hoạt động giao thương.
Hình 3: Thương cảng Sài Gòn (1866) - hai năm sau khi được xây dựng
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây