Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 19. Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt SVIP
I. QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT
1. Khái niệm
- Quy trình trồng trọt là một chuỗi công việc được tiến hành theo một trình tự nhất định khi trồng trọt.
- Trong quy trình này, các biện pháp kĩ thuật được áp dụng:
+ Phù hợp với từng loại cây trồng.
+ Trong từng khu vực sản xuất cụ thể.
→ Nhằm mục đích thu được hiệu quả kinh tế cao nhất cho người sản xuất.
2. Các bước cơ bản trong quy trình trồng trọt
Làm đất, bón phân lót → gieo hạt, trồng cây con → chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh → thu hoạch.
a. Làm đất, bón phân lót
Làm đất
- Làm đất là bước đầu tiên trong quy trình trồng trọt, bao gồm các công việc như:
+ Cày.
+ Bừa.
+ Đập đất.
+ Lên luống.
+ Đào hố trồng cây,…
- Làm đất có tác dụng:
+ Giúp cho đất tơi, xốp.
+ Làm sạch cỏ dại.
+ Hạn chế nguồn sâu, bệnh hại trong đất.
+ Giúp cây trồng phát triển tốt.
+ Cho năng suất cao.
Bón phân lót
- Bón phân lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm:
+ Cung cấp sẵn nguồn chất dinh dưỡng cho cây.
+ Tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe mạnh ngay từ đầu.
- Tùy thuộc vào từng loại cây trồng mà sử dụng loại phân bón và cách bón thích hợp như:
+ Bón theo hốc.
+ Bón theo hàng.
+ Bón rải đều trên mặt ruộng.
b. Gieo hạt, trồng cây con
- Gieo hạt:
+ Hạt giống được gieo trực tiếp trên đồng ruộng và nảy mầm thành cây con.
+ Đây là biện pháp thường được áp dụng đối với một số loại cây trồng:
-
Lấy hạt:
-
Lúa.
-
Ngô.
-
Đậu tương,...
-
-
Một số loại rau
-
Cải xanh.
-
Cà chua.
-
Bầu, bí,...
-
+ Tuy thuộc vào từng đối tượng cây trồng, yêu cầu kĩ thuật gieo hạt cũng khác nhau để:
-
Giúp cho hạt có tỉ lệ nảy mầm cao nhất.
-
Cây con phát triển tốt nhất.
- Trồng cây con là:
+ Biện pháp trồng cây con từ vườn ươm ra khu vực sản xuất.
+ Biện pháp này giúp cây con tránh được:
-
Các điều kiện không thuận lợi của môi trường.
-
Rút ngắn thời gian của cây ngoài đồng ruộng.
-
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
c. Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh
- Chăm sóc là quá trình áp dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển.
+ Cho năng suất cao.
- Chăm sóc cây trồng gồm các công việc cơ bản như:
+ Tưới nước.
+ Tiêu nước.
+ Bón phân.
+ Tạo tán.
+ Tỉa cành.
+ Tỉa, dặm cây,...
- Phòng trừ sâu, bệnh là tập hợp nhiều biện pháp kĩ thuật nhằm hạn chế tối đa sâu, bệnh hại cây trồng.
- Một số công việc cơ bản trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng như:
+ Vệ sinh đồng ruộng.
+ Sử dụng giống chống bệnh.
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình,...
d. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt
- Thu hoạch sản phẩm trồng trọt là:
+ Sử dụng các dụng cụ, máy móc phù hợp với từng loại cây trồng.
→ Để thu hoạch sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất.
- Việc thu hoạch cần được thực hiện:
+ Đúng thời điểm.
+ Đúng phương pháp.
+ Nhanh gọn.
+ Cẩn thận.
→ Để đảm bảo về số lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt.
II. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HOÁ TRONG TRỒNG TRỌT
1. Cơ giới hoá trong làm đất
- Cơ giới hoá trong làm đất là một trong những biện pháp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
- Hiện nay, cơ giới hoá đã được áp dụng ở hầu hết các khâu trong làm đất như:
+ Cày.
+ Bừa.
+ Lên luống.
+ Đào hố trồng cây,...
- Máy móc giúp:
+ Rút ngắn thời gian làm đất.
+ Giải phóng sức lao động so với làm thủ công.
+ Đặc biệt đối với những cánh đồng lớn mà sức người không thể làm được trong thời gian ngắn.
2. Cơ giới hoá trong gieo trồng
- Nhiều loại máy móc đã được áp dụng trong gieo trồng như máy gieo hạt, máy trồng cây con giúp:
+ Giảm tối đa lượng giống, cây con.
+ Đảm bảo mật độ.
+ Đảm bảo mùa vụ.
+ Nâng cao năng suất.
3. Cơ giới hoá trong chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
- Áp dụng các biện pháp cơ giới trong quá trình chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh giúp:
+ Giảm nguy hại trực tiếp cho sức khỏe người lao động.
+ Giảm chi phí nhân công, tiết kiệm nước tưới và phân bón.
+ Mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
4. Cơ giới hoá trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt
- Việc áp dụng cơ giới hoá trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt giúp:
+ Quá trình thu hoạch được nhanh hơn.
+ Giảm thiểu tổn thất trên đồng ruộng.
+ Tăng thời vụ sản xuất.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây